Chính quyền Biden hôm 13.5 tuyên bố sẽ đứng về phía Úc trong vấn đề thương mại ngày càng tồi tệ và các tranh chấp khác với Trung Quốc.

Bắc Kinh khuyên Úc nên sám hối, Mỹ thề không bỏ rơi Úc khi đối đầu Trung Quốc

Anh Tú | 14/05/2021, 13:08

Chính quyền Biden hôm 13.5 tuyên bố sẽ đứng về phía Úc trong vấn đề thương mại ngày càng tồi tệ và các tranh chấp khác với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết với người đồng cấp Úc rằng Mỹ “sẽ không để Úc một mình trên sân”- khi đối mặt với sự o ép kinh tế của Trung Quốc”.

“Đó là những gì các đồng minh nên làm”, ông nói. “Chúng ta hậu thuẫn cho nhau để có thể đối mặt với những mối đe dọa và thách thức”.

Giống như quan hệ Mỹ và Trung Quốc thì quan hệ Úc và Trung Quốc đang có một số tranh chấp lớn khi Bắc Kinh tìm cách gây áp lực về thương mại và ảnh hưởng. Ngoại trưởng Blinken cho biết Mỹ và Úc gắn kết với nhau bằng những giá trị phổ quát mà không quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc, có thể vứt bỏ.

Ông Blinken và Ngoại trưởng Úc Marise Payne đều nói rằng chung ý chí đối phó với Trung Quốc là chìa khóa quan trọng đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra toàn diện và đầy đủ hơn về nguồn gốc của đại dịch coronavirus lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2019.

Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ đình chỉ “vô thời hạn” đối thoại kinh tế với Úc, đây là diễn biến mới nhất trong mối quan hệ rạn nứt giữa cả hai nước. Mối quan hệ của hai nước đã trở nên xấu đi kể từ năm ngoái sau khi Canberra ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về việc Trung Quốc xử lý đại dịch coronavirus.

Mối quan hệ giữa hai bên đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ kể từ khi Bắc Kinh chặn nhập khẩu than, lúa mì và các hàng hóa khác của Úc hồi năm ngoái. Dù vậy, Trung Quốc vẫn chưa thể buộc chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison phải nhượng bộ.

Việc đình chỉ diễn ra sau quyết định của Úc vào tháng 4 nhằm hủy bỏ hai thỏa thuận do bang Victoria ký với sáng kiến ​​xây dựng "Vành đai và Con đường" trị giá hàng tỉ USD của Trung Quốc.

Bắc Kinh cảnh báo sau đó họ sẽ trả đũa và thực tế  là họ đã làm khi đình chỉ Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc-Úc, cáo buộc Úc lạm dụng “cái gọi là lý do an ninh quốc gia để hạn chế và đàn áp nghiêm trọng các dự án hợp tác kinh tế và văn hóa”.

Hôm 13.5, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, Cao Phong nhắn Úc cần phải ngăn chặn “những hành động sai trái”, “gây trở ngại” cho thương mại của Úc với Trung Quốc. Ông cũng cho biết Úc cần thực hiện các bước để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại nhưng ông Cao không nói rõ những biện pháp Úc cần làm là gì.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Úc Michael McCormack đã tỏ thái độ mềm mỏng với Trung Quốc. Phát biểu hôm 13.5, ông cho biết Úc sẽ “kiên nhẫn” khi tìm cách sửa chữa quan hệ với Bắc Kinh.

McCormack nói: “Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi đã có những sản phẩm tốt nhất thế giới. Tôi biết tài nguyên khai thác của chúng tôi được đánh giá cao trên toàn thế giới… cho dù đó là than, cho dù đó là quặng sắt… giá quặng sắt hiện đang rất cao”.

Bắc Kinh nhập khẩu 60% quặng sắt từ Úc và phụ thuộc nhiều vào mặt hàng mà họ sử dụng để sản xuất thép. Trung Quốc là nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới. Nước này cũng là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới và nguồn nhập khẩu than lớn nhất của nó là Úc.

McCormack kết luận: “Thật vậy, các nguồn lực của chúng tôi được đánh giá rất cao, có nhu cầu rất lớn trên khắp thế giới, và cho dù đó là Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác, chúng tôi sẽ luôn làm việc với họ một cách thân thiện, ngoại giao và có trách nhiệm”, đồng thời khẳng định Úc đang tìm cách “mở rộng” các lợi ích thương mại của mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Kinh khuyên Úc nên sám hối, Mỹ thề không bỏ rơi Úc khi đối đầu Trung Quốc