Thuốc uống kháng vi rút của hãng dược phẩm Merck & Co, Pfizer được chứng minh là làm giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19 nếu bệnh nhân được uống sớm. Song, các bác sĩ cảnh báo không nên nhầm giữa lợi ích của các phương pháp điều trị với việc phòng ngừa COVID-19 bằng vắc xin.

Các chuyên gia nêu lý do thuốc kháng vi rút của Pfizer, Merck không thể thay thế vắc xin COVID-19

Đan Thuỳ | 09/11/2021, 10:02

Thuốc uống kháng vi rút của hãng dược phẩm Merck & Co, Pfizer được chứng minh là làm giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19 nếu bệnh nhân được uống sớm. Song, các bác sĩ cảnh báo không nên nhầm giữa lợi ích của các phương pháp điều trị với việc phòng ngừa COVID-19 bằng vắc xin.

Theo cuộc thăm dò của Quỹ Gia đình Kaiser, trong khi 72% người Mỹ trưởng thành đã được tiêm một mũi vắc xin thì hiện nay tốc độ tiêm chủng tại nước này đã chậm lại do các đảng phái chính trị đang có sự chia rẽ quan điểm về giá trị cũng như sự an toàn của vắc xin COVID-19.

Mới đây, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã ra quy định bắt buộc người dân Mỹ làm việc tại các công ty có từ 100 nhân viên trở lên phải tiêm vắc xin COVID-19 trước ngày 4.1.2022 hoặc xét nghiệm hằng tuần bắt buộc, đeo khẩu trang nơi công sở, theo quy định mới ban hành ngày 4.11. Điều này đã giúp tăng lượng người tiêm vắc xin nhưng cũng làm dấy lên những tranh cãi trái chiều.

Một số chuyên gia lo ngại sự xuất hiện của phương pháp điều trị COVID-19 theo dạng thuốc uống có thể cản trở chiến dịch tiêm vắc xin.

Scott Ratzan, chuyên gia về truyền thông sức khỏe tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học thành phố New York (CUNY), nói kết quả sơ bộ cuộc khảo sát trên 3.000 người dân Mỹ của CUNY cho thấy các loại thuốc này có thể “cản trở nỗ lực tiêm chủng của người dân”.

Scott Ratzan cho biết cứ 8 người được khảo sát thì có một người cho rằng mình thà được điều trị bằng thuốc kháng vi rút còn hơn là phải tiêm vắc xin. “Đây thực sự là một con số cao”, Scott Ratzan nói.

Ngày 5.11, hãng dược Pfizer thông báo kết quả sơ bộ thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng vi rút Paxlovid dùng trong điều trị COVID-19 cho thấy tỷ lệ nhập viện và tử vong giảm 89% ở bệnh nhân trưởng thành thuộc nhóm có nguy cơ cao.

thuoc-uong-ngua-covid-19-cua-pfizer-bat-dau-duoc-thu-nghiem-090238987.jpeg
Thuốc kháng vi rút của hãng dược phẩm Pfizer  - Ảnh: Internet

Trước đó vào ngày 1.10, hãng dược phẩm Merck & Co cũng thông báo rằng thuốc kháng vi rút molnupiravir làm giảm một nửa số ca nhập viện và tử vong do COVID-19.

Anh cũng đã cấp phép cho molnupiravir vào ngày 4.11, đánh dấu sự cho phép đầu tiên từ cơ quan y tế công với thuốc uống kháng vi rút được sử dụng để điều trị COVID-19 ở người lớn. Cả hai loại thuốc Paxlovid và molnupiravir đều cần được có quan quản lý y tế Mỹ phê duyệt nhưng có thể được bán trên thị trường vào tháng 12.2021.

“Chỉ dựa hoàn toàn vào một loại thuốc kháng vi rút sẽ khó khăn trong việc chống lại đại dịch COVID-19, song rõ ràng vẫn sẽ tốt hơn là không có nhiều phương pháp điều trị,. Đây là một thử thách lớn”, theo Tiến sĩ Peter Hotez, chuyên gia về vắc xin kiêm giáo sư về vi rút học phân tử và vi sinh tại Đại học Y khoa Baylor.

Các  chuyên gia về bệnh truyền nhiễm được Reuters phỏng vấn vô cùng hào hứng về triển vọng của các phương pháp mới có hiệu quả trong điều trị COVID-19 và cũng đồng ý rằng thuốc kháng vi rút không thể thay thế cho vắc xin.

Ngay cả với biến thể có khả năng lây lan cao như Delta, vắc xin Pfizer vẫn có hiệu quả trong việc giảm 86,8% nguy cơ nhập viện, theo một nghiên cứu của chính phủ về các cựu chiến binh Mỹ.

Các chuyên gia nói một số người chưa tiêm vắc xin đã điều trị bằng kháng thể đơn dòng, một loại thuốc được cung cấp thông qua truyền hoặc tiêm tĩnh mạch như một biện pháp hỗ trợ trong trường hợp mắc COVID-19 .

Tiến sĩ Leana Wen, bác sĩ cấp cứu, giáo sư y tế công cộng tại Đại học George Washington và là cựu ủy viên y tế của Baltimore, cho biết: “Tôi nghĩ tin tức về thuốc kháng vi rút của Pfizer là tin tuyệt vời nhưng phương pháp này vẫn phải đi đôi với tiêm vắc xin. Nó không thể thay thế tiêm vắc xin được”.

Ông Albert Bourla, Giám đốc điều hành Pfizer, chia sẻ: “Đây là phương pháp điều trị dành cho những người không may mắc COVID-19. Đó không nên là lý do để trốn tránh việc tiêm vắc xin để đặt bản thân, gia đình và xã hội vào tình trạng nguy hiểm”.

Các chuyên gia cũng cho biết một lý do chính để không thể dựa hoàn toàn vào phương pháp điều trị bằng thuốc kháng vi rút vì loại thuốc này phải được đưa vào cơ thể sớm vì COVID-19 có các giai đoạn bệnh khác nhau.

Theo Tiến sĩ Celine Gounder, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đồng thời là Giám đốc điều hành và là người sáng lập Just Human Productions (tổ chức đa phương tiện phi lợi nhuận), cho biết trong giai đoạn đầu, vi rút nhanh chóng nhân lên trong cơ thể người. Tuy nhiên rất nhiều tác động tồi tệ của COVID-19 được xảy ra trong giai đoạn thứ hai, phát sinh từ đáp ứng miễn dịch bị lỗi do sự sao chép vi được kích hoạt.

“Một khi có triệu chứng khó thở hoặc các triệu chứng khác dẫn đến phải nhập viện, bạn đang ở trong giai đoạn miễn dịch bị rối loạn chức năng. Ở giai đoạn này, thuốc kháng vi rút thực sự không mang lại nhiều hiệu quả”, bà Celine Gounder nói.

Tiến sĩ Peter Hotez cũng đồng ý quan điểm này. Ông cho biết việc điều trị đủ sớm có thể là thức thách vì nếu vi rút chuyển từ giai đoạn nhân lên sang giai đoạn viêm. “Với một số người, điều đó sẽ xảy ra sớm hơn, với một số người khác thì lại muộn hơn”, ông Peter Hotez nói.

Ngoài ra, ông Peter Hotez cũng cho biết nhiều người trong giai đoạn đầu của bệnh COVID-19 thường cảm thấy khỏe một cách đáng ngạc nhiên và có thể còn không biết nồng độ oxy trong máu mình đang giảm xuống. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy giai đoạn viêm của bệnh đã bắt đầu.

“Thông thường bạn sẽ không nhận ra mình đang mắc COVID-19 cho đến khi quá muộn”, ông Hotez nói thêm.

Bài liên quan
'Thuốc uống của Pfizer giúp giảm 89% nguy cơ tử vong do COVID-19'
Pfizer cho biết cuộc thử nghiệm thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 của hãng này đã bị dừng sớm sau khi nó được chứng minh giúp giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 cho những người trưởng thành có thể phát triển bệnh nặng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các chuyên gia nêu lý do thuốc kháng vi rút của Pfizer, Merck không thể thay thế vắc xin COVID-19