Theo Reuters, Washington sẵn sàng thêm 4 công ty Trung Quốc được quân đội nước này hậu thuẫn vào danh sách đen, hạn chế khả năng tiếp cận của họ với các nhà đầu tư Mỹ.

Chính quyền Trump thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc

Nhân Hoàng | 21/11/2020, 07:00

Theo Reuters, Washington sẵn sàng thêm 4 công ty Trung Quốc được quân đội nước này hậu thuẫn vào danh sách đen, hạn chế khả năng tiếp cận của họ với các nhà đầu tư Mỹ.

Việc này có thể được Bộ Quốc phòng Mỹ được công bố vào tuần tới, một quan chức Mỹ và người quen thuộc với vấn đề cho biết.

Nhà Trắng và đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời khi được đề nghị bình luận về chuyện trên.

Việc bổ sung sẽ nâng số lượng công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng lên 35, trong đó những gã khổng lồ như Hikvision, China Telecom và China Mobile đã được thêm vào danh sách đen (danh sách thực thể) đầu năm nay.

Luật năm 1999 yêu cầu Lầu Năm Góc biên soạn danh mục các công ty "thuộc sở hữu hoặc kiểm soát" của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nhưng Bộ quốc phòng Mỹ mới tuân thủ trong năm nay.

Động thái mới nhất diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nhà Trắng công bố lệnh hành pháp nhằm cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của các công ty Trung Quốc trong danh sách đen từ tháng 11.2021.

Động thái này nhằm đảm bảo không người Mỹ nào vô tình trợ cấp cho chiến dịch thống trị công nghệ trong tương lai của Trung Quốc”, Nghị sĩ đảng Cộng hòa - Mike Gallagher, người đưa ra luật cấm các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen khỏi thị trường vốn của Mỹ, nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết lệnh hành pháp không có khả năng giáng một đòn nghiêm trọng cho các công ty Trung Quốc do phạm vi giới hạn, sự không chắc chắn về lập trường của chính quyền Biden sắp tới và vốn đã nắm giữ rất ít bởi các quỹ của Mỹ.

chinh-quyen-trump-them-4-cong-ty-trung-quoc-vao-danh-sach-den-cua-lau-nam-goc.jpg
Đã có 35 công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Lầu Năm Góc

Tổng thống đắc cử Joe Biden, người nhậm chức vào ngày 20.1.2021, không đưa ra chiến lược chi tiết về Trung Quốc nhưng tất cả dấu hiệu cho thấy ông sẽ tiếp tục thực hiện cách tiếp cận cứng rắn với Bắc Kinh.

Số lượng các công ty Trung Quốc ngày càng tăng trong danh sách đen của Bộ quốc phòng Mỹ có thể sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau tranh cãi về coronavirus và cuộc đàn áp của Trung Quốc với Hồng Kông.

Danh sách này cũng là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn từ Mỹ nhắm vào mục tiêu mà họ coi là nỗ lực của Trung Quốc trong việc thu hút các tập đoàn khai thác các công nghệ dân sự mới nổi cho mục đích quân sự.

Vào tháng 9.2020, Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu cho SMIC (nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc) sau khi kết luận rằng có "rủi ro không thể chấp nhận được rằng thiết bị cung cấp cho họ có thể được sử dụng cho mục đích quân sự".

Quốc hội Mỹ và chính quyền Trump ngày càng tìm cách hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Mỹ của các công ty Trung Quốc không tuân thủ quy tắc, ngay cả khi điều đó chống lại Phố Wall.

Vào tháng 8, các quan chức Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cùng Bộ Tài chính đã thúc giục ông Trump hủy niêm yết các công ty Trung Quốc giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ và không đáp ứng các yêu cầu kiểm toán vào tháng 1.2022.

Hôm 17.10, Trung Quốc đã thông qua luật hạn chế xuất khẩu các mặt hàng bị kiểm soát. Mục đích là cho phép chính phủ hành động chống lại các quốc gia lạm dụng kiểm soát xuất khẩu theo cách làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Bản tin Tân Hoa xã cuối ngày 17.10 không nêu tên cụ thể quốc gia mục tiêu nào, nhưng Mỹ vào tháng 9 đã khiến Bắc Kinh tức giận khi hạn chế xuất khẩu cho SMIC và thực hiện nhiều bước chống lại Huawei cùng các công ty Trung Quốc khác. Các công ty Mỹ phải có giấy phép từ chính phủ để bán các sản phẩm, chẳng hạn phần mềm và thiết bị sản xuất chip, cho SMIC.

Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc - cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc thông qua hôm 17.10, luật mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1.12. Các mặt hàng bị kiểm soát bao gồm các sản phẩm quân sự và hạt nhân, hàng hóa, công nghệ và dịch vụ khác cùng dữ liệu liên quan. Tân Hoa xã cho biết luật này được "xây dựng với mục đích bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia".

Hôm 28.8, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành một danh sách sửa đổi 23 danh mục công nghệ bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Trang CNBC cho biết một trong những mặt hàng bị hạn chế là công nghệ “đề xuất nội dung cá nhân hóa dựa trên phân tích dữ liệu”. Điều này có nghĩa là ByteDance sẽ phải xin phép Chính phủ Trung Quốc nếu muốn bán thuật toán đề xuất của TikTok trong bất kỳ giao dịch nào.

Ngày 19.9, Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 19.9 đã ban hành các quy tắc về danh sách “các thực thể không đáng tin cậy” được đề xuất. Theo Reuters, Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng sẽ nhắm vào các công ty cùng cá nhân nước ngoài gây nguy hiểm cho chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc vẫn chưa công bố danh sách.

Sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế quan bổ sung với hàng hóa Trung Quốc và hạn chế Huawei vào năm ngoái, Trung Quốc thề sẽ lập một danh sách nhằm trừng phạt các công ty nước ngoài bị coi là có hại cho lợi ích của Trung Quốc.

Về danh sách thực thể không đáng tin cậy, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Danh sách này sẽ nhắm vào các công ty và cá nhân nước ngoài vi phạm các giao dịch thị trường bình thường ở nước này, làm gián đoạn các giao dịch với các công ty Trung Quốc hoặc thực hiện các biện pháp phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc”.

Tháng 5.2020, tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc đưa tin các biện pháp này sẽ nhắm vào các công ty Mỹ như Apple, Cisco Systems, Qualcomm, đồng thời đình chỉ việc mua máy bay Boeing.

Bộ Thương mại Trung Quốc tiết lộ danh sách này sẽ giúp “bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển, duy trì trật tự kinh tế, thương mại quốc tế công bằng và tự do, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc, các tổ chức hoặc cá nhân khác”.

Bài liên quan
Đóng phạt 1428 tỉ đồng, nhà sản xuất chip Đài Loan hứa giúp Mỹ truy tố công ty Trung Quốc
UMC đã đồng ý trả khoản tiền phạt 60 triệu USD để giải quyết vụ kiện gián điệp công nghiệp với Bộ Tư pháp Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền Trump thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc