Các bác sĩ đã cảnh báo về thử thách TikTok phổ biến nhưng "có khả năng gây chết người" được những người tập gym ưa thích: Ăn bột protein trước khi tập luyện mà không trộn nó với nước trước.

Chuyên gia cảnh báo thử thách phổ biến trên TikTok có khả năng gây chết người

Sơn Vân | 08/10/2021, 20:21

Các bác sĩ đã cảnh báo về thử thách TikTok phổ biến nhưng "có khả năng gây chết người" được những người tập gym ưa thích: Ăn bột protein trước khi tập luyện mà không trộn nó với nước trước.

Nhiều người thực hiện thử thách được gọi là ăn bột protein sống trên TikTok dù có khả năng gây nghẹt thở, viêm phổi, rối loạn tim và các tình trạng khác.

Một nghiên cứu mới phát hiện các video minh họa khô khan trên TikTok (có hàng triệu người dùng tuổi teen) đã thu về hơn 8,2 triệu lượt thích.

Một người 20 tuổi có ảnh hưởng trên mạng xã hội ở Florida thử ăn bột sống và tuyên bố rằng hành động này khiến cô ấy bị đau tim.

Khi thực hiện thử thách, một cá nhân đưa muỗng bột chưa pha loãng vào miệng, đôi khi uống vài ngụm nước hoặc các chất lỏng khác. Ngoài ra, họ có thể cố gắng ăn bột protein sống.

Thông thường, pre-workout (thuật ngữ chung để chỉ một loạt các sản phẩm bổ sung thể hình được các vận động viên sử dụng để nâng cao thành tích thể thao) được bán ở dạng bột, dùng kết hợp với nước và uống dưới dạng nước.

Liên quan đến việc này, các video TikTok được xem xét trong nghiên cứu cũng có cảnh kết hợp pre-workout với các chất như nước tăng lực và rượu.

Điều tồi tệ hơn là TikTok cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản. Nghiên cứu mới cảnh báo việc sử dụng không đúng cách các chất bổ sung trước khi tập luyện, vốn chỉ dành cho người lớn, có thể dẫn đến suy hô hấp, tim mạch hoặc tử vong.

Các phát hiện sẽ được trình bày cuối tuần này trong Hội nghị và Triển lãm Quốc gia của Học viện Nhi khoa Mỹ 2021.

Nelson Chow, sinh viên Đại học Princeton và thực tập sinh nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Trẻ em Cohen (New York), cho biết: “Rất khó để các bác sĩ xác định các xu hướng mới có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe ở giới trẻ. Lấy ví dụ về sự phổ biến hiện nay của pre-workout và các phương pháp nguy hiểm của việc dùng nó. Đôi khi việc điều tra các nền tảng không chính thống như TikTok có thể mang lại kết quả có giá trị”.

Với nghiên cứu, Nelson Chow đã thu thập 100 video TikTok dưới hashtag #preworkout và phân tích các dữ liệu sau - lượt thích, phương pháp ăn, số lượng khẩu phần và sự kết hợp của bột với các chất khác.

Trong số 100 video được phân tích, số lượt thích tích lũy là 259.773.000 và dao động từ 112.300 đến 1.700.000 cho mỗi video.

Tổng cộng, 31 video có cảnh ăn bột sống thu về tổng cộng 8.201.900 lượt thích.

11 video khác cho thấy người dùng trộn bột pre-workout không đúng cách (tổng cộng 2.399.400 lượt thích) và 7% cho thấy dùng pre-workout thông qua các phương pháp nguy hiểm khác (1.721.200 lượt thích).

Tổng cộng 5 video cho thấy việc dùng pre-workout bổ sung với nước tăng lực và 2 video với rượu.

Đáng lo ngại là chỉ có 8 trong số các video mô tả việc sử dụng đúng cách các loại bột khi tập luyện.

Dù được dán nhãn chỉ dành cho người từ 18 tuổi trở lên, pre-workout ngày càng trở nên phổ biến ở thanh thiếu niên.

Những người hâm mộ pre-workout cho rằng chúng giúp tăng cường hiệu suất tập luyện. Song một số chuyên gia cho rằng chúng có thể nguy hiểm, đặc biệt nếu được sử dụng không đúng cách.

Các chất bổ sung pre-workout không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quản lý. Trong khi có các thành phần khác nhau giữa các nhãn hiệu, axit amin, vitamin B, caffeine, creatine và chất làm ngọt nhân tạo thường giống nhau, theo trang Healthline. Chúng thường ở dạng bột và phải được trộn với nước trước khi dùng.

Tuy nhiên, thử thách trên TikTok cho thấy nhiều người đổ bột tăng cường hiệu suất tập luyện xuống cổ họng để nó đi vào máu nhanh hơn, điều này có thể gây ra các tác dụng phụ có hại.

Nhà khoa học dinh dưỡng Bridget Benelam từ Quỹ Dinh dưỡng Anh, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với BBC: “Pre-workout thường chứa caffeine cùng các thành phần khác như creatine, axit amin và vitamin. Mức độ caffeine trong các sản phẩm này thay đổi từ tương đương với khoảng một đến hơn ba tách cà phê phin, nếu được pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vì vậy có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều caffeine, đặc biệt là nếu sử dụng nhiều hơn một lần một ngày, hoặc có thể tiêu thụ bột nhiều hơn lượng khuyến nghị”.

Trở lại vào tháng 6, Briatney Portillo (20 tuổi, ngôi sao mạng xã hội Only Fans và vũ nữ thoát y của đến từ Florida, Mỹ), tiết lộ rằng cô đã được đưa đến bệnh viện sau khi cánh tay trái mềm nhũn - một dấu hiệu của một cơn đau tim - sau khi cố gắng ăn bột sống.

"Cố ăn bột sống vì tôi thấy nó đang thịnh hành trên TikTok. Kết thúc trong bệnh viện vì tôi bị đau tim", Briatney Portillo chú thích một đoạn video về mình trong bệnh viện.

Sau khi tôi ăn bột sống, tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ran khắp cơ thể. Đó không phải là một cảm giác tốt, nhưng tôi đã tìm kiếm thông tin về nó và nó nói rằng đó là một tác dụng phụ bình thường”, Briatney Portillo nói với trang BuzzFeed.

Cô vũ công kỳ lạ bỏ qua các triệu chứng và tiếp tục tập thể dục, nhầm tưởng sự tức ngực của cô là lo lắng.

Briatney Portillo giải thích: “Tôi bắt đầu cảm thấy nặng ở ngực và hơi đau, nhưng nó không quá tệ. Tôi nghĩ đó có thể là sự lo lắng hoặc một cơn hoảng loạn tồi tệ, vì vậy tôi quyết định bỏ qua nó và đẩy mạnh quá trình tập luyện của mình”.

Khi cơn đau ngực thuyên giảm, Briatney Portillo bắt đầu cảm thấy buồn nôn và đầu óc quay cuồng, trước khi bốc hỏa.

Tôi bắt đầu đổ mồ hôi rất nhiều và ướt sũng dù tôi đang mặc bikini. Sau đó cơn đau ngực của tôi lại tái phát và lần này dữ dội hơn. Cơn đau truyền đến lưng và đến cánh tay trái của tôi. Cánh tay trái của tôi hơi mềm nhũn, vì vậy tôi biết đó là những triệu chứng của một cơn đau tim. Tôi đã gọi 911 và xe cấp cứu đã đến”, Briatney Portillo kể thêm.

Bài liên quan
Học sinh bị đuổi học, thanh niên đối mặt án tù 6 năm vì đăng clip TikTok phỉ báng Palestine
Nam thanh niên người Indonesia đang phải đối mặt với án tù tối đa 6 năm vì vi phạm luật mạng sau khi anh đăng một video lên TikTok với lời kêu gọi tàn sát những "con lợn" người Palestine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia cảnh báo thử thách phổ biến trên TikTok có khả năng gây chết người