Các nhà lãnh đạo G7 hôm 13.6 đã chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi giữ mức độ tự chủ cao cho Hồng Kông, yêu cầu cuộc điều tra đầy đủ và kỹ lưỡng về nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc.

G7 đòi WHO minh bạch trong điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc giai đoạn 2

Nhân Hoàng | 13/06/2021, 22:02

Các nhà lãnh đạo G7 hôm 13.6 đã chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi giữ mức độ tự chủ cao cho Hồng Kông, yêu cầu cuộc điều tra đầy đủ và kỹ lưỡng về nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc.

Sau khi thảo luận về cách đi đến một lập trường thống nhất về Trung Quốc, các nhà lãnh đạo 7 nền kinh tế giàu có (Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada) đã ban hành một thông cáo cuối cùng mang tính chỉ trích cao, đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm nhất với Trung Quốc, bao gồm cả Đài Loan.

Sự tái xuất của Trung Quốc với tư cách là cường quốc toàn cầu hàng đầu được coi là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất trong thời gian gần đây, cùng sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng khiến Mỹ phải lo lắng. Tổng thống Joe Biden coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính, tuyên bố sẽ đối đầu với "sự lạm dụng kinh tế" của Trung Quốc và đẩy lùi các hành vi vi phạm nhân quyền.

"Chúng tôi sẽ thúc đẩy các giá trị của mình, bao gồm bằng cách kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, đặc biệt là liên quan đến Tân Cương cùng những quyền, tự do và mức độ tự chủ cao cho Hồng Kông được nêu trong tuyên bố chung Trung-Anh", G7 nói.

G7 cũng kêu gọi một sự minh bạch về nghiên cứu nguồn gốc COVID-19 giai đoạn 2 ở Trung Quốc, với các chuyên gia đứng đầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triệu tập.

"Chúng tôi chưa được tiếp cận các phòng thí nghiệm", Tổng thống Biden nói với các phóng viên.

Ông Biden cho biết vẫn chưa chắc chắn có hay không "một con dơi giao tiếp với động vật và môi trường... gây ra COVID-19, hay liệu nó có phải là một thí nghiệm bị thất bại trong phòng thí nghiệm hay không".

g7-doi-who-minh-bach-ve-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-o-trung-quoc.jpeg
Nguồn gốc COVID-19 có phải ở Trung Quốc điều mà G7 muốn WHO minh bạch

Trước khi xuất hiện những lời chỉ trích nêu trên, Trung Quốc cảnh báo rõ ràng với các nhà lãnh đạo G7 rằng thời mà các nhóm nhỏ các nước quyết định số phận của thế giới đã qua lâu rồi.

G7 cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển".

G7 cho biết: “Chúng tôi vẫn quan ngại nghiêm túc về tình hình ở Biển Đông, phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng”.

Cưỡng bức lao động

Ông Biden nói rằng các nền dân chủ đang trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với "các chính phủ chuyên quyền" và G7 phải đưa ra những lựa chọn thay thế khả thi.

"Chúng tôi đang trong một cuộc cạnh tranh, không phải với Trung Quốc,... mà với những người chuyên quyền, các chính phủ chuyên quyền trên toàn thế giới, về việc liệu các nền dân chủ có thể cạnh tranh với họ trong một thế kỷ 21 đang thay đổi nhanh chóng hay không", ông Biden nói với các phóng viên.

"Như tôi đã nói với ông Tập Cận Bình, tôi không tìm kiếm xung đột. Nơi nào chúng ta hợp tác, chúng ta sẽ hợp tác; nơi nào chúng ta không đồng ý, tôi sẽ nói thẳng điều này và chúng tôi sẽ đáp lại các hành động không nhất quán", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

G7 cho biết họ lo ngại về tình trạng lao động bị cưỡng bức trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng mặt trời và may mặc.

Bắc Kinh đã nhiều lần đáp trả những gì họ cho là nỗ lực của các cường quốc phương Tây nhằm kiềm chế Trung Quốc. Họ nói rằng nhiều cường quốc vẫn còn bị kìm hãm bởi tư duy đế quốc lỗi thời sau nhiều năm hạ nhục Trung Quốc.

Các chuyên gia và các nhóm nhân quyền của Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 1 triệu người, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác, đã bị giam giữ những năm gần đây trong một hệ thống rộng lớn các trại ở Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Trung Quốc phủ nhận mọi cáo buộc cưỡng bức hoặc lạm dụng lao động. Ban đầu Trung Quốc phủ nhận các trại này tồn tại, nhưng sau đó cho biết chúng là các trung tâm dạy nghề và được thiết kế để chống lại chủ nghĩa cực đoan. Vào cuối năm 2019, Trung Quốc tuyên bố tất cả người trong các trại đã "tốt nghiệp".

Bài liên quan
Bài viết gây tiếng vang của Thủ tướng Anh sau gợi ý G7 tặng 1 tỉ liều vắc xin COVID-19
Thủ tướng Anh - Boris Johnson hy vọng G7 đồng ý tặng 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo hơn trong hội nghị thượng đỉnh bắt đầu vào 11.6 và giúp đổi mới thế giới vào cuối năm sau.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
G7 đòi WHO minh bạch trong điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc giai đoạn 2