Di sản văn hóa kiến trúc của Sài Gòn rất đặc sắc, độc đáo, ăn sâu vào tâm hồn người dân nơi đây từ mấy trăm năm nay. Có nhiều công trình qua trùng tu, xây dựng đã không còn giữ được nét kiến trúc độc đáo ban đầu, hoặc đã “biến mất” gây tiếc nuối cho bao người như Thương xá Tax, Tu viện Saint Paul, Khách sạn Majestic, thương cảng tấp nập xuồng ghe ngày nào giờ vẫn là cảng được bao quanh bởi các cao ốc. Di sản Sài Gòn luôn cần được gìn giữ.

Gìn giữ di sản Sài Gòn

Tiểu Vũ | 16/08/2017, 06:57

Di sản văn hóa kiến trúc của Sài Gòn rất đặc sắc, độc đáo, ăn sâu vào tâm hồn người dân nơi đây từ mấy trăm năm nay. Có nhiều công trình qua trùng tu, xây dựng đã không còn giữ được nét kiến trúc độc đáo ban đầu, hoặc đã “biến mất” gây tiếc nuối cho bao người như Thương xá Tax, Tu viện Saint Paul, Khách sạn Majestic, thương cảng tấp nập xuồng ghe ngày nào giờ vẫn là cảng được bao quanh bởi các cao ốc. Di sản Sài Gòn luôn cần được gìn giữ.

Sài Gòn – Hai đầu thế kỷ (Saigon Then & Now – Early 20th & 21 at Century)sẽ dẫn chúng tađi qua biến đổi cảnh quan và kiến trúc của Sài Gòn ở đầu thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Chúng ta sẽ gặp lại nhà thờ Đức Bà của những năm 1920 vẫn giữ nguyên hình dáng cho đến ngày nay, là nơi nhiều bạn trẻ chọn làm nơi ghi lại kỷ niệm của hạnh phúc, bởi kiến trúc độc đáo của nó.

Từ những trang sách này, bạn đọc sẽ biết rằng một phần Nhà văn hoá Q.1ngày nay là nhà thờ Tin Lành được xây dựng năm 1905; Khách sạn Bông Sen và nhà hàng Brodard hiện nay được xây trên nền tòanhà hiệu thuốc Normale; phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày nay là khu vực Tòahòagiải xưa, nơi chính quyền Pháp từng đặt máy chém để xử trảm tội nhân …

Hình ảnh về Thương xá Tax bây giờ chỉ còn trong ký ức người Sài Gòn

Có nhiều công trình qua trùng tu, xây dựng đã không còn giữ được nét kiến trúc độc đáo ban đầu, hoặc đã “biến mất” gây tiếc nuối cho bao người như Thương xá Tax, Tu viện Saint Paul, Khách sạn Majestic, thương cảng tấp nập xuồng ghe ngày nào giờ vẫn là cảng được bao quanh bởi các cao ốc.

Vẫn biết rằng cuộc sống phải phát triển, cái mới dần thay thế cái cũ, nhưng nhìn lại những hình ảnh xưa khiến chúng ta không khỏi bồi hồi.

Nhà thờ Đức Bà - nét kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn

Trong quá trình phát triển đô thị, vấn đề gìn giữ và bảo tồn di sản văn hóa trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng. Bởi lẽ, di sản văn hóa kiến trúc đặc sắc được bảo quản tốt sẽ góp phần phát triển cả về kinh tế và đời sống tinh thần của người dân. Là những người yêu quý và luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho Sài Gòn, nhà nghiên cứu trẻ Phan Khắc Huy, nhóm tác giả cuốn sách “Sài Gòn - Hai đầu thế kỷ”: Phúc Tiến và Văn Phụng Khắc Minh mang đến chương trình câu chuyện khám phá “Sài Gòn cổ tích”, chia sẻ những ý tưởng xây dựng đô thị Sài Gòn từ hơn 100 năm trước. Những hình ảnh kiến trúc và cảnh quan Sài Gòn ở hai đầu thế kỷ 20 và 21 do khách mời sưu tầm và thu thập được, sẽ trở thành minh họa sinh động và cơ sở đề xuất những biện pháp thiết thực để giữ gìn di sản Sài Gòn.

Gìn giữ di sản Sài Gòn là tên chủ đề số thứ 3 của chuỗi sự kiện giao lưu về Sài Gòn xưa do Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức. Chương trình diễn ra vào 17 giờngày 18.8.2017tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM.Bên cạnh chương trình giao lưu, hoạt động triển lãm trưng bày hơn 40 bức ảnh so sánh các kiến trúc và cảnh quan Sài Gòn xưa và nay của các tác giả cũng được diễn rabắt đầu từ sáng17.8.2017.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gìn giữ di sản Sài Gòn