Lần đầu tiên NATO cảnh báo về tham vọng quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc cùng việc Trung Quốc ngày càng thắt chặt quan hệ với Nga.

NATO cảnh báo tham vọng quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc

Bảo Vĩnh | 30/06/2022, 11:08

Lần đầu tiên NATO cảnh báo về tham vọng quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc cùng việc Trung Quốc ngày càng thắt chặt quan hệ với Nga.

Dù chiến tranh ở Ukraine do Nga tiến hành là chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh NATO, Trung Quốc cũng khiến liên minh quân sự phương Tây lo ngại về an ninh.

Sau khi giới thiệu tài liệu Khái niệm Chiến lược mới của NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định: “Trung Quốc đang xây dựng lực lượng vũ trang gồm vũ khí hạt nhân, áp bức các nước láng giềng, đe dọa Đài Loan...", đồng thời khẳng định: "Trung Quốc không là kẻ thù của chúng ta, nhưng chúng phải mở to mắt cảnh giác trước những thách thức nghiêm trọng do nước này tạo ra”.

Theo AP, tài liệu Khái niệm Chiến lược có ngôn từ cứng rắn nhất đối với Nga, nhưng việc đề cập Trung Quốc là có ý nghĩa, vì tài liệu này hồi năm 2010 không hề nói đến Trung Quốc.

Việc NATO chính thức xoay trục chú ý Trung Quốc đặt liên minh quân sự dựa vào quân đội Mỹ này vào thế cảnh giác Trung Quốc vốn đang là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và phát triển nhanh quân sự cả về số lượng quân cũng như về công nghệ hiện đại.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói: “Một trong những điều Trung Quốc đang làm là phá hoại trật tự quốc tế dựa theo luật mà chúng ta đang tuân thủ, tin cậy và góp phần xây dựng. Và nếu Trung Quốc thách thức theo cách này cách khác, chúng ta sẽ chống lại”.

Theo AP, Trung Quốc không lên án việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, và đã chỉ trích những nước thành viên NATO ủng hộ lệnh trừng phạt Nga.

Một năm trước, Nga-Trung gia hạn một thỏa thuận hữu nghị hứa hẹn tăng cường hợp tác chiến lược trong nỗ lực phòng thủ chung. Tháng 11.2021, hai bên còn thỏa thuận tăng cường quan hệ quân sự. Và vài tuần trước cuộc chiến ở Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai nhà lãnh đạo cam kết quan hệ đối tác không hạn chế.

Các lãnh đạo phương lo ngại cuộc chiến Nga mở ở Ukraine có thể giúp Trung Quốc đe dọa Đài Loan nhiều hơn.

Trong diễn văn tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid (Tây Ban Nha), bà Ardern kêu gọi sử dụng các kết nối ngoại giao và kinh tế để xây dựng mối quan hệ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Bà Ardern nói sự kiên vững của khu vực này phải được củng cố thông qua các cấu trúc ngoại giao và kinh tế hơn là quân sự hóa.

Theo Reuters, gần đây New Zealand có tiếng nói cứng rắn hơn về an ninh và sự hiện diện của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương, phần nào do một thỏa thuận an ninh ký giữa Trung Quốc với quốc đảo Solomon.

New Zealand không phải thành viên NATO nhưng là đối tác của liên minh quân sự này, và đôi lần quân đội New Zealand hỗ trợ các chiến dịch do NATO dẫn đầu. Vài tháng qua, New Zealand đóng góp vào Quỹ NATO dành cho những hoạt động tại Ukraine.

Bài liên quan
Xuất khẩu chip sang Nga giảm 90%, Mỹ dọa xử hãng chip số 1 Trung Quốc nếu hỗ trợ Nga
“Xuất khẩu chất bán dẫn toàn cầu sang Nga đã giảm 90% kể từ khi Mỹ và các đồng minh áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với Nga sau cuộc tấn công Ukraine”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Gina Raimondo cho biết hôm 29.6.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO cảnh báo tham vọng quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc