Có gần 1.000 doanh nghiệp, hợp tác xã sẵn sàng cung ứng hàng hóa đáp ứng mọi nhu cầu của dân.

Sở Công Thương: Gần 1.000 đơn vị sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho Hà Nội trong mọi tình huống

Tuyết Nhung | 06/09/2021, 10:08

Có gần 1.000 doanh nghiệp, hợp tác xã sẵn sàng cung ứng hàng hóa đáp ứng mọi nhu cầu của dân.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tạm phải đóng cửa, TP.Hà Nội đã lên phương án đảm bảo nguồn hàng để cung ứng đầy đủ đến người dân.

Về nguồn cung, Sở Công Thương Hà Nội cho biết các doanh nghiệp phân phối đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng. Các cơ sở chế biến tăng công suất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối, có doanh nghiệp tăng 200%.

f5c.jpg
Các hệ thống phân phối bán lẻ bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong thời gian giãn cách phòng chống dịch - Ảnh: BCT

Sở Công Thương đã chủ động phối hợp với Sở NN-PTNT cung cấp danh sách các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cho Hà Nội. Đến nay, đã có gần 1.000 doanh nghiệp, hợp tác xã sẵn sàng phục vụ. Nhờ đó, hàng hóa dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống, giá cả cơ bản ổn định.

Các hệ thống phân phối đa dạng hình thức bán (bán hàng truyền thống, bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, tổ chức bán hàng lưu động, bán hàng không người bán, đăng ký phục vụ 24/...) để phục vụ dân.

Sở đã ban hành hướng dẫn mẫu “Thẻ mua hàng” triển khai trên địa bàn toàn TP; đồng thời cũng hướng dẫn quy trình vận chuyển cung ứng hàng hóa đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Sở Công Thương đã công khai 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng online để cung cấp cho người dân tham gia mua sắm trực tuyến. Qua đó đã giảm tải việc người dân đến trực tiếp các hệ thống phân phối, tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Về lưu thông hàng hóa, TP đã xây dựng phương án huy động và điều động phương tiện vận chuyển hàng hóa trên địa bàn. Sở Giao thông vận tải đã duyệt cấp mã QR Code đăng ký cho các xe tham gia vận chuyển cung ứng hàng hóa.

Hiện mạng lưới cung ứng, phân phối trên toàn địa bàn thành phố, các hệ thống phân phối trên địa bàn gồm: 103 siêu thị, 449 chợ và 9.546 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu; các điểm bố trí làm kho, bán hàng lưu động là 2.500 địa điểm; các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm là 210 đơn vị; các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm là 52 đơn vị...

Các doanh nghiệp, điểm bán có hình thức bán hàng online trực tuyến: 35 doanh nghiệp là các sàn thương mại điện tử và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu. Nguồn cung hàng hóa dựa trên 2 nguồn: nguồn sản xuất trên địa bàn TP và nguồn kết nối của các tỉnh, thành phố trên cả nước…

Sở Công Thương Hà Nội mới đây đã lên phương án đảm bảo nguồn cung, điều phối hàng hóa cho 3 phân vùng thủ đô sau ngày 6.9.

Tại phân vùng 1 (khu vực đô thị trung tâm) hiện có 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu; 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến; 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết. Các hệ thống này bảo đảm cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu dân.

Các doanh nghiệp chủ động nguồn hàng hóa gấp 2 đến 3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường, dự trữ tại các kho bên trong và ngoài phân vùng 1 và thường xuyên điều tiết hàng hóa, không để thiếu hàng cục bộ.

Đối với các chợ trong phân vùng 1, tiểu thương chủ động lấy hàng từ nguồn đầu mối tại chỗ. Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ, thành phố sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ.

Đối với phân vùng 2 và phân vùng 3, lượng hàng hóa đã được chuẩn bị cho hơn 4 triệu dân với 12 mặt hàng thiết yếu, 2 mặt hàng phòng chống dịch, 5 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.

Trong đó, phân vùng 2 có 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu.

Phân vùng 3 có 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu.

Bài liên quan
Thủ tướng: Lưu ý tiêm vắc xin cho shipper để cung ứng hàng hóa
Tại cuộc họp với 1.060 xã, phường của 20 tỉnh giãn cách xã hội ngày 29.9, Thủ tướng lưu ý việc tiêm vắc xin và xét nghiệm cho các shipper để bổ sung lực lượng vận chuyển, cung ứng hàng hóa cho người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở Công Thương: Gần 1.000 đơn vị sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho Hà Nội trong mọi tình huống