Tân Tổng thống Honduras Xiomara Castro đã cam kết duy trì quan hệ ngoại giao hàng chục năm với Đài Loan, bất chấp sức ép ngày càng lớn từ Trung Quốc.

Thêm một đồng minh quyết không 'quay lưng' với Đài Loan, bất chấp áp lực từ Trung Quốc

Hoàng Vũ | 29/01/2022, 11:40

Tân Tổng thống Honduras Xiomara Castro đã cam kết duy trì quan hệ ngoại giao hàng chục năm với Đài Loan, bất chấp sức ép ngày càng lớn từ Trung Quốc.

Ưu tiên quan hệ với Mỹ và cam kết duy trì mối quan hệ với Đài Loan

Tân Tổng thống Honduras Xiomara Castro đã gặp riêng phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức hôm 26.1 - một ngày trước lễ nhậm chức - đã phát đi thông điệp rằng, đất nước Trung Mỹ sẽ duy trì quan hệ ngoại giao hàng chục năm với Đài Bắc.

Castro sau đó nói với truyền thông Đài Loan rằng bà "biết ơn" vì sự ủng hộ của hòn đảo dành cho Honduras, và hy vọng sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai vùng lãnh thổ.

es-2f2-2f4-2f1-2f5-2f38635142-5-eng-gb-2fcropped-1643419762-01-27t200445z_482943760_rc2t7s9giznu_rtrmadp_3_honduras-politics.jpg
Tân Tổng thống Honduras Xiomara Castro - Ảnh: Reuters

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2021, bà Castro đã hứa sẽ nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc đại lục trên cương vị người đứng đầu.

Tuy nhiên sự thay đổi đã diễn ra sau khi Castro bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ với Mỹ - một đối tác quan trọng của Honduras về không chỉ thương mại mà còn cả các vấn đề khu vực như nhập cư. 

Thêm vào đó, các lãnh đạo doanh nghiệp của Honduras đã thúc giục Castro ưu tiên quan hệ với Mỹ. Do đó, Honduras không được mạo hiểm với thị trường lớn nhất của bằng cách thiết lập quan hệ với Bắc Kinh, thay vì Đài Bắc.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng đã sử dụng chuyến đi mới nhất của bà đến Honduras để nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Đài Loan. Mỹ đang mong muốn kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Mỹ Latinh - khu vực từ lâu được coi là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của Washington.

"Chúng tôi đánh giá cao vai trò mang tính xây dựng mà Đài Loan đã làm trong việc thúc đẩy sự phát triển ở Honduras, cũng như phần còn lại của khu vực, và rất hy vọng rằng họ sẽ tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng đó", một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết hôm 26.1.

Bên cạnh đó, bản thân Đài Loan cũng đã tăng cường nỗ lực để thu hút Honduras. Cơ quan kinh tế của hòn đảo đầu tháng này đã loại bỏ thuế quan đối với 25 mặt hàng nhập khẩu từ Honduras, bao gồm thịt và sữa, cũng như thông báo về những lợi ích nếu Honduras đứng về phía Đài Bắc.

Hiện chỉ có 14 quốc gia, bao gồm cả Honduras, vẫn còn quan hệ ngoại giao với Đài Loan, sau khi Nicaragua chuyển sang Trung Quốc đại lục vào tháng 12. Panama, El Salvador và Cộng hòa Dominica cũng đã cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan kể từ năm 2017.

Mỹ, cũng như hầu hết các nước, không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, mặc dù sự ủng hộ của Mỹ về chính trị và mua bán vũ khí với đảo này là nguyên nhân gây xích mích Mỹ - Trung Quốc. Washington và Đài Bắc hy vọng rằng những phát triển gần đây ở Honduras có thể giúp xoay chuyển tình thế cho Đài Bắc ở Mỹ Latinh.

Phó tổng thống Mỹ gặp phó lãnh đạo Đài Loan tại Honduras, Bắc Kinh nổi giận

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có cuộc trò chuyện ngắn với phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức tại lễ nhậm chức của tân tổng thống Honduras hôm 27.1. Động thái này có thể khiến Bắc Kinh nổi giận.

"Ông Lại đã đến và tự giới thiệu với tôi. Chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn về mối quan tâm chung trong khu vực và dường như Đài Loan quan tâm tới chiến lược của chúng tôi", bà Harris nói , cho biết thêm hai người không thảo luận về Trung Quốc.

ysy27i2z55oghoobmrvijkv37y.jpeg
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) có mặt tại lễ nhậm chức của tổng thống Honduras - Ảnh: Reuters.

Hãng thông tấn CNA của Đài Loan mô tả đây là sự chào hỏi đơn giản. Ông Lại Thanh Đức cho biết khi nói chuyện với bà Harris, ông cảm ơn Mỹ vì sự giúp đỡ đối với Đài Loan. Ông đánh giá phó tổng thống Mỹ là một "người rất có năng lực".

Văn phòng Các Vấn đề Đài Loan của Trung Quốc sau đó cho biết Mỹ nên "thực hiện lời hứa không ủng hộ Đài Loan độc lập và ngưng đùa với lửa trong vấn đề này".

Trước khi tới Honduras, phó lãnh đạo Đài Loan hôm 25.1 quá cảnh xuống Los Angeles, bang California, và gặp ít nhất 17 nghị sĩ Mỹ trong 7 cuộc họp trực tuyến từ khách sạn bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh.

"Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối Mỹ, hay bất cứ nước nào đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, sắp xếp các chuyến quá cảnh như vậy và cũng phản đối mọi hình thức trao đổi chính thức với Đài Loan", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho hay.

Sau khi kết thúc chuyến thăm Honduras, phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức dự kiến sẽ quá cảnh tại San Francisco hôm 29.1 trên đường trở về Đài Bắc.

Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm một đồng minh quyết không 'quay lưng' với Đài Loan, bất chấp áp lực từ Trung Quốc