Cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc hôm 24.12 công bố cuộc điều tra chống độc quyền với Alibaba, công ty công nghệ lớn nhất nước, 1 tháng sau khi nhà chức trách tạm dừng đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỉ USD của Ant.

Trung Quốc làm điều chưa có chống lại Alibaba của tỷ phú Jack Ma

Nhân Hoàng | 24/12/2020, 09:11

Cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc hôm 24.12 công bố cuộc điều tra chống độc quyền với Alibaba, công ty công nghệ lớn nhất nước, 1 tháng sau khi nhà chức trách tạm dừng đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỉ USD của Ant.

Theo trang FT, đây là một trong những cuộc điều tra đầu tiên của loại hình này với một công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc và diễn ra khi các nhà chức trách áp đặt các hoạt động thương mại điện tử cùng công nghệ tài chính (fintech) của Alibaba vào mức độ giám sát kỹ lưỡng chưa từng có.

Cơ quan quản lý thị trường cho biết đang điều tra các hoạt động độc quyền bị nghi ngờ, bao gồm cả chiến thuật của Alibaba nhằm buộc các thương gia phải bán độc quyền trên nền tảng của họ - phương thức được gọi là "chọn một trong hai" ở Trung Quốc, trong số các vấn đề khác.

Theo tuyên bố ngắn gọn từ Cục Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc, cuộc điều tra về Alibaba đã được mở gần đây sau khi có khiếu nại. Trong trường hợp xấu nhất, Alibaba có thể bị phạt tới 10% doanh thu của năm trước

Trong một diễn biến liên quan, các cơ quan quản lý do ngân hàng trung ương Trung Quốc dẫn đầu cho biết sẽ “giám sát và hướng dẫn” Ant Group, chi nhánh dịch vụ tài chính của Tập đoàn Alibaba, về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh công bằng và bảo vệ người tiêu dùng.

Trong một tuyên bố, Ant xác nhận rằng đã nhận được thông báo họp từ các cơ quan quản lý và sẽ “nghiêm túc nghiên cứu, tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các yêu cầu quy định”.

Động thái điều tra Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất nước đang mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ truyền thống và điện toán đám mây trong số nhiều ngành kinh doanh mới khác, đánh dấu hành động tích cực nhất của các nhà quản lý nhằm giải quyết chuyện tăng trưởng ngày càng nhanh của các công ty công nghệ Trung Quốc.

Scott Yu, chuyên gia chống độc quyền tại công ty luật Zhong Lun, cho biết: “Đây là cuộc điều tra chống độc quyền đầu tiên của Trung Quốc với một công ty internet Trung Quốc vì đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình. Trong trường hợp xấu nhất, Alibaba có thể bị phạt tới 10% doanh số bán hàng của năm trước”.

Sau nhiều năm cho phép công ty như Alibaba và Tencent tự do phát triển với ít hạn chế, Bắc Kinh những tháng gần đây đã thay đổi chiến lược.

Tháng trước, các cơ quan quản lý đã công bố bản dự thảo đầu tiên về hướng dẫn chống độc quyền cho lĩnh vực internet, khiến cổ phiếu trong ngành lao đao. Các nhà phân tích cho biết Alibaba có nhiều cổ phiếu nhất.

Các quy tắc được đưa ra ngay sau khi Jack Ma, người sáng lập Alibaba và Ant, có bài phát biểu tại Thượng Hải hôm 24.10 thách thức các nhà quản lý và tấn công các ngân hàng quốc doanh.

Trong bài phát biểu kéo dài 20 phút, Jack Ma chỉ trích các quy định lạc hậu của Chính phủ Trung Quốc sẽ bóp nghẹt sự đổi mới của ngành công nghiệp tài chính. Bài phát biểu đề ra các quy tắc mới cho các tổ chức cho vay trực tuyến. Nhiều người tin rằng điều đó cũng thúc đẩy các nhà quản lý hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Ant ở Thượng Hải và Hồng Kồng, vốn được coi là lớn nhất thế giới.

trung-quoc-lam-dieu-chua-tung-co-chong-lai-alibaba-cua-ty-phu-jack-ma.jpg
Jack Ma có một bài phát biểu tại Thượng Hải thách thức các nhà quản lý mà nhiều người tin rằng đã thúc đẩy chính quyền giám sát chặt chẽ hơn các doanh nghiệp của ông 

Trong nhiều năm, các công ty công nghệ của Trung Quốc đã buộc những người bán muốn bán hàng trên nền tảng của họ phải chọn theo phe nào hoặc đối mặt với hậu quả, chẳng hạn như hạn chế về lượng lưu lượng khách hàng hướng đến các cửa hàng trực tuyến.

Năm ngoái, nhà sản xuất lò vi sóng lớn nhất thế giới, Galanz group đã cáo buộc Alibaba hướng lưu lượng truy cập khỏi cửa hàng của họ trên Tmall sau khi bắt đầu bán hàng trên trang web đối thủ Pinduoduo. Galanz cho biết doanh số bán hàng của họ sụt giảm nghiêm trọng sau khi không thể hiện lòng trung thành với Alibaba.

Đều được Tencent hậu thuẫn, JD (nhà bán lẻ hàng đầu ở Trung Quốc) và Pinduoduo (nền tảng thương mại điện tử tương tác lớn nhất ở Trung Quốc) cũng đã kiện Alibaba về hành vi như vậy, cáo buộc công ty của Jack Ma lạm dụng vị trí thống lĩnh để ngăn các thương gia bán hàng trên nền tảng của họ. Alibaba trước đó từ chối bình luận về vụ kiện.

Trong bình luận vào tuần trước, Eric Jing, Chủ tịch Ant cho biết tập đoàn đã “lắng nghe cẩn thận” những lời chỉ trích từ các cơ quan quản lý và người tiêu dùng khi tìm cách hồi sinh đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng đầu tiên của mình.

Ông Jing nói: “Tất cả những điều này đều có lợi cho Ant và chúng tôi đã tiến hành tự đánh giá toàn diện”.

Bài liên quan
Ấn Độ cấm thêm 43 ứng dụng Trung Quốc, Alibaba khốn đốn
Chính phủ Ấn Độ cho biết các ứng dụng này gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn, bảo vệ Ấn Độ, an ninh nhà nước và trật tự công cộng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc làm điều chưa có chống lại Alibaba của tỷ phú Jack Ma