Reuters dẫn lời 3 nguồn tin cho biết giới chức Ý đang rất chú ý đến thương vụ bán 75% cổ phần của Alpi Aviation - công ty sản xuất máy bay không người lái (UAV) quân sự, cho nhà đầu tư Trung Quốc.

Ý làm rõ thương vụ bán công ty sản xuất UAV quân sự cho Trung Quốc

Cẩm Bình | 17/11/2021, 13:57

Reuters dẫn lời 3 nguồn tin cho biết giới chức Ý đang rất chú ý đến thương vụ bán 75% cổ phần của Alpi Aviation - công ty sản xuất máy bay không người lái (UAV) quân sự, cho nhà đầu tư Trung Quốc.

Giới chức Ý sau khi phân tích kỹ càng đã quyết định gửi một thông báo chính thức đến tất cả các bên liên quan yêu cầu làm rõ thương vụ nêu trên. Họ có thể đưa ra hình phạt tùy mức độ sai phạm, tình huống nghiêm trọng nhất có thể là tuyên bố thương vụ bị vô hiệu.

Thương vụ bán 75% cổ phần của Alpi Aviation diễn ra vào năm 2018, giới chức Ý cuối tháng 8 năm nay bắt đầu mở cuộc điều tra nhằm xác minh xem chính phủ nước này lúc đó có được báo cáo về thương vụ theo quy định “Quyền lực vàng” (Golden power) về quản lý tài sản quan trọng mang tính chiến lược hay không.

Vụ việc được công khai vào tháng 9.2021 khi cơ quan thuế của Ý tiết lộ rằng họ điều tra thương vụ với cáo buộc vi phạm quy định liên quan đến giao dịch vật liệu quân sự. Cảnh sát xác định đây là chiêu trò đầu tư “săn mồi” nhắm vào công nghệ.

Hai đơn vị Trung Quốc tiến hành mua cổ phần Alpi Aviation là China Corporate United Investment Holding và CRRC Capital Holding (chịu sự kiểm soát của Ủy ban quản lý Khu phát triển kinh tế Lãi Viên, TP.Vô Tích và Ủy ban Giám sát, quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc). Số tiền trả cho 75% cổ phần vào khoảng 6,8 triệu USD.

Các bên liên quan đều chưa đưa ra bình luận gì trước thông tin Reuters đưa ra. Luật sư đại diện cho Alpi Aviation từng khẳng định công ty tuân thủ mọi quy định liên quan.

yalpi.jpg
Một mẫu UAV do Alpi Aviation sản xuất - Ảnh: SCMP

Theo quy định “Quyền lực vàng”, giới chức Ý có quyền ngăn đơn vị thuộc quốc gia nằm ngoài Liên minh châu Âu (EU) mua lại tài sản mang tính chiến lược. Rome từng dùng quy định này 4 lần, trong đó 3 lần ngăn chặn đơn vị Trung Quốc.

Mỹ và nhiều nước châu Âu thời gian qua nhận thức rất rõ rủi ro an ninh mà các nhà đầu tư Trung Quốc đem lại. Để tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia, họ áp đặt hàng loạt quy định phê duyệt đầu tư và xem xét kỹ từng thương vụ mua lại quyền sở hữu công ty.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
2 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý làm rõ thương vụ bán công ty sản xuất UAV quân sự cho Trung Quốc