Chính quyền Myanmar đã đệ trình vài vụ kiện chống lại một trong những nhà lãnh đạo chính chiến dịch chống lại sự cai trị của quân đội, bao gồm các vụ án liên quan đến giết người và phản quốc, Đài truyền hình Myanmar thông báo.

30 binh sĩ Myanmar chết khi đụng độ Lực lượng Phòng vệ Chinland, lãnh đạo biểu tình bị kết tội giết người

Nhân Hoàng | 28/04/2021, 21:50

Chính quyền Myanmar đã đệ trình vài vụ kiện chống lại một trong những nhà lãnh đạo chính chiến dịch chống lại sự cai trị của quân đội, bao gồm các vụ án liên quan đến giết người và phản quốc, Đài truyền hình Myanmar thông báo.

Wai Moe Naing bị bắt vào ngày 15.4 khi các nhân viên an ninh tông bằng một chiếc ô tô khi anh dẫn đầu một cuộc biểu tình phản đối bằng xe máy ở thị trấn của thành phố Monywa.

Trong bản tin chính buổi tối, Đài truyền hình Myanmar đã phát sóng một danh sách các cáo buộc chống lại anh ta, bao gồm cả giết người và phản quốc.

30-linh-myanmar-chet-khi-dung-do-quan-doi-doc-lap-kachin.jpeg
Wai Moe Naing bị quân đội Myanmar kết tội giết người và phản quốc

Chính phủ Thống nhất Quốc gia không đàm phán với quân đội Myanmar

Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) hôm 28.4 bác bỏ đàm phán với chính quyền quân sự Myanmar về cuộc khủng hoảng cho đến khi tất cả các tù nhân chính trị được trả tự do.

NUG được thành lập hôm 16.4 trên danh nghĩa gồm bà Suu Kyi, các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình và người dân tộc thiểu số.

Hôm 25.4, Tiến sĩ Sasa, người phát ngôn của NUG và Bộ trưởng Nội các tự xưng, cho biết sẽ không có cơ hội đối thoại trừ khi chính quyền quân sự đồng ý với 4 điều kiện.

Không có thỏa hiệp, chúng tôi đã đặt ra 4 điều kiện của mình. Không phải tôi, đó là người dân Myanmar, chúng tôi không thể hợp pháp hóa việc giết người”, ông nói.

NUG đã yêu cầu chính quyền khôi phục các nhà lãnh đạo và nghị sĩ được bầu một cách dân chủ của Myanmar từ cuộc bầu cử tháng 11.2020, bao gồm cả người đứng đầu thực tế của đất nước là bà Aung San Suu Kyi. Các yêu cầu khác là chấm dứt bạo lực với dân thường, loại bỏ binh lính khỏi đường phố và trả tự do cho các tù nhân chính trị.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cố gắng tìm ra con đường đưa Myanmar thoát khỏi tình trạng hỗn loạn đẫm máu sau cuộc đảo chính ngày 1.2, kêu gọi chấm dứt bạo lực và các cuộc đàm phán giữa tất cả các bên.

Tuy nhiên, NUG đã từ chối chấp nhận các đề xuất giải quyết cuộc khủng hoảng từ hội nghị thượng đỉnh ASEAN cuối tuần trước với sự tham dự của Thượng tướng Min Aung Hlaing, khi không có ai từ phía dân sự được mời.

NUG cho biết ASEAN nên mời họ tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của người dân.

Mahn Winn Khaing Thann, Thủ tướng tự xưng của NUG, cho biết: "Trước khi bất kỳ cuộc đối thoại mang tính xây dựng nào có thể diễn ra, phải có sự phóng thích vô điều kiện với các tù nhân chính trị bao gồm Tổng thống Win Myint và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi".

Không có bình luận ngay lập tức từ bất kỳ quan chức cấp cao nào trong ASEAN.

Ông Win Myint, bà Suu Kyi và những người khác đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính mà quân đội phát động khi Chính phủ Myanmar đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai sau khi kết thúc cuộc bầu cử vào tháng 11.2021.

Quân đội cho biết phải nắm quyền vì những lời phàn nàn về gian lận trong cuộc bầu cử đã không được giải quyết.

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã diễn ra ở các thành phố và thị trấn trên khắp Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính. Một nhóm hoạt động cho biết quân đội Myanmar đã đàn áp bằng vũ khí sát thương với những người biểu tình, khiến hơn 750 người thiệt mạng.

Những người biểu tình đã tuần hành để ủng hộ NUG ở Mandalay - 
thành phố lớn thứ hai Myanmar hôm 28.4, cơ quan truyền thông Myanmar Now đưa tin. Không có báo cáo về các vụ bạo lực.

Báo động trước tình hình hỗn loạn ở Myanmar, ASEAN đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Thủ đô Jakarta của Indonesia với Thượng tướng Min Aung Hlaing trong nỗ lực thúc ép quân đội chấm dứt bạo lực.

Các nhà lãnh đạo ASEAN cho biết sau cuộc họp, họ đã đạt được đồng thuận 5 điểm về các bước nhằm chấm dứt bạo lực và thúc đẩy đối thoại giữa các bên ở Myanmar.

Min Aung Hlaing sau đó cho biết sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các đề xuất của ASEAN, trong đó có việc cử một phái viên đến thăm Myanmar khi tình hình trở lại ổn định, với điều kiện sẽ chúng tạo điều kiện thuận lợi cho lộ trình của chính quyền quân sự và phục vụ lợi ích của đất nước.

Các nhà hoạt động trước đó đã chỉ trích kế hoạch này, nói rằng nó đã giúp hợp pháp hóa chính quyền quân sự và không đáp ứng được yêu cầu của họ. Đặc biệt, tuyên bố của ASEAN không kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi và các tù nhân chính trị khác. Nhóm Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết hơn 3.400 người đã bị giam giữ vì phản đối cuộc đảo chính.

30 binh sĩ thiệt mạng khi đụng độ Lực lượng Phòng vệ Chinland

Cuộc đảo chính cũng đã làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột giữa quân đội và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số, những người đã chiến đấu trong nhiều năm để giành quyền tự trị lớn hơn ở các vùng biên giới.

Giao tranh đã bùng phát giữa quân đội với Liên minh Quốc gia Karen (KNU) gần biên giới Thái Lan và Quân đội độc lập Kachin gần biên giới với Trung Quốc.

30-linh-myanmar-chet-khi-dung-do-quan-doi-doc-lap-kachin2.jpeg
Quân đội độc lập Kachin (KIA), một trong những nhóm nổi dậy mạnh nhất Myanmar

Các cuộc đụng độ đã nổ ra ở bang Chin, giáp biên giới với Ấn Độ, giữa các nhà hoạt động chống đảo chính và lực lượng an ninh. Trang Myanmar Now báo cáo 30 binh sĩ chính quyền đã thiệt mạng trong 4 ngày đụng độ ở đó.

Theo trang Nikkei, ít nhất 15 binh sĩ Myanmar thiệt mạng hôm 28.4 trong trận chiến giữa lực lượng chính phủ và Lực lượng Phòng vệ Chinland, được thành lập vào đầu tháng này bởi những người biểu tình có vũ trang chống đảo chính, ở bang Chin.

Trận chiến nổ ra hai ngày sau khi một đơn vị địa phương của quân đội Myanmar được cho đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Lực lượng Phòng vệ Chinland. Thỏa thuận được coi là một âm mưu câu giờ để đưa quân tiếp viện đến từ các vùng khác của đất nước.

Myanmar Now báo cáo rằng quân đội Myanmar đã sử dụng bệ phóng tên lửa và pháo trong một cuộc tấn công hôm qua. Chưa rõ thương vong về phía Lực lượng Phòng vệ Chinland.

Liên minh Quốc gia Karen đã chiếm các đồn quân đội Myanmar gần biên giới Thái Lan hôm 27.4 trong một số cuộc đụng độ dữ dội nhất kể từ cuộc đảo chính, bao gồm các cuộc không kích của quân đội.

Theo các nhà chức trách Thái Lan theo dõi cuộc giao tranh, quân đội Myanmar đã tiến hành nhiều cuộc không kích hơn vào khu vực hôm 28.4 với cả máy bay phản lực và trực thăng, nhưng chưa có thông tin về thương vong.

Khoảng 100 dân làng, chủ yếu là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai, đã vượt sang biên giới phía Thái Lan để thoát khỏi các cuộc không kích, nhóm viện trợ Free Burma Rangers cho biết.

Người Karen và các lực lượng dân tộc thiểu số khác đóng tại các vùng biên giới đã ủng hộ người biểu tình phản đối đảo chính ở thành thị.

Bài liên quan
Thống tướng Min Aung Hlaing nói gì khi gặp đặc phái viên LHQ về Myanmar?
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar - Christine Schraner Burgener đã gặp Thống tướng Min Aung Hlaing bên lề hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta vào hôm 24.4, theo các nhà ngoại giao cấp cao trong khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
30 binh sĩ Myanmar chết khi đụng độ Lực lượng Phòng vệ Chinland, lãnh đạo biểu tình bị kết tội giết người