Công nhân Ukraine đã xây những lá chắn bảo vệ bằng các khối bê tông khổng lồ, để nhà máy điện có cơ hội “sống sót” trong đợt phóng tên lửa Nga kế tiếp.

Công nhân Ukraine xây lá chắn để bảo vệ các nhà máy điện

Bảo Vĩnh | 13/01/2023, 18:20

Công nhân Ukraine đã xây những lá chắn bảo vệ bằng các khối bê tông khổng lồ, để nhà máy điện có cơ hội “sống sót” trong đợt phóng tên lửa Nga kế tiếp.

ukraine-1.jpeg
Một công nhân đọc các biến số trong phòng kiểm soát của nhà máy điện - Ảnh: AP

Các đợt tấn công tên lửa và không kích bằng máy bay tự hành từ tháng 9 đã phá hủy khoảng một nửa hệ thống năng lượng Ukraine, theo chính phủ nước này. Phía Nga nói rằng các đợt tấn công nhằm làm suy yếu năng lực phòng thủ của Ukraine.

Các đợt cắt điện luân phiên nay đã phổ biến khắp nước này, với hàng chục triệu người chỉ nhận được nguồn điện gián đoạn, đôi khi bị mất điện vài giờ mỗi ngày. Các đợt tấn công thành công của Nga cũng buộc Ukraine phải ngưng xuất khẩu điện sang các nước láng giềng Ba Lan, Slovakia, Romania, Hungary và Moldova.

Tại một nhà máy điện mà AP có dịp tiếp cận hiếm hoi, vị giám đốc cho biết: “Khi nào các thiết bị vẫn còn có thể sửa chữa thì chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc”.

AP giấu tên và vị trí của nhà máy này vì các quan chức Ukraine nói thông tin đó có thể giúp những nhà lập kế hoạch Nga xác định mục tiêu tấn công tên lửa. Giám đốc và nhân công cũng từ chối cho biết tên họ, vì cùng lý do.

Vì nhà máy không thể hoạt động nếu thiếu nhân công, các nhân viên điều hành được mặc áo chống đạn và mũ bảo hiểm trong khi làm việc để có thể giữ nguyên vị trí và không cùng những nhân công thứ yếu vào hầm tránh bom.

Mỗi đợt tấn công của Nga đều gây thêm tổn thất, để lại những mảng vỡ trên tường nhà máy. Tuy nhiên, các công nhân Ukraine vẫn duy trì được dòng điện, bảo vệ các nhà máy và sáng tạo khi nguồn phụ tùng cạn dần. Mỗi một Watt điện họ truyền tải vào lưới điện đều nuôi sống niềm hy vọng ở Ukraine.

ukraine-2.jpeg
Công nhân Ukraine chuẩn bị sửa chữa nhà máy sau đợt tấn công - Ảnh: AP

Trong tâm trí của các công nhân, nhà máy điện đã trở thành một tài sản đáng trân quý và họ nỗ lực để duy trì hoạt động của nhà máy. Một công nhân nói: “Trạm điện như một cơ thể, mỗi bộ phận đều có ý nghĩa. Tôi đau buồn khi chứng kiến nhiều bộ phận bị tổn hại. Chúng tôi chăm sóc trạm này như một đứa con của mình”.

Nhà máy mà AP đến thăm đã liên tục bị tấn công và hư hại nặng, nhưng vẫn cấp điện cho hàng ngàn hộ dân và ngành công nghiệp, dù sản lượng đã giảm đáng kể so với trước khi diễn ra cuộc chiến, các nhân công cho biết.

Mykola bắt đầu làm việc ở nhà máy này từ 36 năm trước, khi Ukraine vẫn còn thuộc Liên Xô. Mỗi khi nhà máy bị tấn công, ông Mykola đội mũ bảo hiểm và mặc áo chống đạn để ra ngoài thay vì ẩn mình trong hầm tránh bom. Ông nói: “Chúng tôi không sợ. Chúng tôi chỉ sợ thiếu phương tiện cần thiết để cung cấp ánh sáng và hơi ấm”.

Ông Mykola nói rằng ngay sau những đợt tấn công, đội bảo trì của nhà máy lại lao vào sửa chữa: “Họ cứ đánh bom, chúng tôi cứ tái thiết. Chúng tôi thật sự cần được giúp đỡ. Chúng tôi sẽ phục hồi ngay khi có thiết bị cần được sửa chữa”.

Bài liên quan
Tổng thống Ukraine nghi ngờ yêu cầu ngừng bắn 36 giờ từ phía Nga nhưng chưa từ chối
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 5.1 đã lệnh cho các lực lượng vũ trang của ông tuân thủ lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài 36 giờ ở Ukraine vào cuối tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nhân Ukraine xây lá chắn để bảo vệ các nhà máy điện