Lực lượng an ninh Myanmar đã giết chết ít nhất 25 người hôm 2.7 trong cuộc đối đầu với các đối thủ của chính quyền quân sự tại thị trấn Depayin.
Giao tranh với nhóm nổi dậy, quân đội Myanmar giết 25 người khi đột kích vào thị trấn
Nhân Hoàng|04/07/2021, 17:15
Lực lượng an ninh Myanmar đã giết chết ít nhất 25 người hôm 2.7 trong cuộc đối đầu với các đối thủ của chính quyền quân sự tại thị trấn Depayin.
Phát ngôn viên của quân đội Myanmar đã không trả lời các cuộc gọi yêu cầu bình luận về tình hình bạo lực tại thị trấn Depayin, vùng Sagaing, cách thủ đô Naypyidaw khoảng 300 km về phía bắc.
Hôm 4.7, tờ Global New Light of Myanmar do quân đội Myanmar điều hành cho biết "những kẻ khủng bố có vũ trang" đã phục kích các lực lượng an ninh đang tuần tra ở đó, giết chết một trong số họ và làm 6 người bị thương. Tờ Global New Light of Myanmar cho biết những kẻ tấn công đã rút lui sau khi bị lực lượng an ninh trả đũa.
Myanmar đã chìm vào hỗn loạn bởi cuộc đảo chính ngày 1.2 lật đổ nhà lãnh đạo được bầu Aung San Suu Kyi, với bạo lực bùng phát ở nhiều nơi trên đất nước hơn 53 triệu dân.
Một cư dân của thị trấn Depayin, người không muốn được tiết lộ danh tính vì sợ bị trả thù, cho biết 4 xe tải quân sự đã thả binh sĩ tại ngôi làng vào đầu ngày 2.7.
Thanh niên thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhân dân địa phương, được thành lập để chống lại chính quyền quân sự Myanmar, đã lên các vị trí để đối đầu với quân đội. Tuy nhiên, họ chỉ có vũ khí tạm bợ và hứng chịu hỏa lực mạnh hơn của lực lượng an ninh, người dân cho biết.
Tổng cộng 25 thi thể đã được tìm thấy sau cuộc giao tranh, người dân này cho biết qua điện thoại.
Lực lượng Phòng vệ Nhân dân ở thị trấn Depayin cho biết trên trang Facebook của họ rằng 18 thành viên của lực lượng này đã thiệt mạng và 11 người bị thương.
Lực lượng Phòng vệ Nhân dân được thành lập bởi những người chống đối chính quyền ở nhiều vùng của Myanmar, một số trong số họ liên kết với Chính phủ Thống nhất Quốc gia được thành lập ngầm như một đối thủ của chính quyền quân sự.
Khoảng 20 nhóm vũ trang dân tộc đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ ở các vùng biên giới của Myanmar, nhưng thị trấn Depayin ở trung tâm của nhóm dân tộc đa số Bamar, cũng kiểm soát các lực lượng vũ trang.
Liên Hợp Quốc cho biết bạo lực kể từ cuộc đảo chính đã khiến hơn 230.000 người phải rời bỏ nhà cửa của họ.
Theo ước tính của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), hơn 880 người đã bị lực lượng an ninh giết chết kể từ cuộc đảo chính và hơn 5.200 người đang bị giam giữ.
Các nhà chức trách quân sự cho biết những con số này không đúng sự thật, nhưng chưa đưa ra ước tính của riêng họ.
Quân đội Myanmar tuyên bố lên nắm quyền vì có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11.2020 mà đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi chiến thắng, dù các cáo buộc đã bị cơ quan bầu cử cũ bác bỏ.
Hôm qua (3.7), nhiều người xuống đường trên khắp Myanmar để biểu tình chống lại sự cai trị của quân đội vào ngày sinh nhật thứ 65 của Thống tướng Min Aung Hlaing.
Các cuộc biểu tình chống lại quân đội đã diễn ra trong hơn 5 tháng kể từ cuộc đảo chính ngày 1.2 khiến chính phủ dân sự được bầu của bà Aung San Suu Kyi bị lật đổ.
Kyaw Min, người biểu tình từ Yangon - thành phố lớn nhất Myanmar, nói hôm 3.7: “Chúng tôi cầu mong cầu mong linh hồn của ông ta xuống địa ngục”.
Nhiều người đốt ảnh của lãnh đạo quân đội Myanmar - Thượng tướng Min Aung Hlaing tại cuộc biểu tình ở thị trấn Insein, thành phố Yangon.
Dưới các phương tiện truyền thông địa phương tường thuật trực tuyến về sinh nhật của Min Aung Hlaing xuất hiện hàng nghìn bình luận hướng sự căm ghét vào lãnh đạo quân đội Myanmar và gia đình ông.
Tại thành phố Mandalay lớn thứ nhì Myanmar, bang Kayah và nhiều nơi khác nhau trên khắp đất nước, những người biểu tình đã đốt quan tài giả và di ảnh ông Min Aung Hlaing trong đám tang được dàn dựng.
Vài ngày sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự do ông Min Aung Hlaing lãnh đạo đã loại bỏ giới hạn tuổi 65 với tư lệnh quân đội và cấp phó của ông để có thể nắm giữ quyền lực khi vượt quá giới hạn quy định trước đó.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Nhận thấy tình trạng lãng phí giấy trầm trọng hiện nay, dự án Striped Project được thực hiện với mục đích sử dụng nguồn giấy thừa đó để tạo thành những món đồ hữu dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương vừa có báo cáo kết quả 3 năm triển khai Chỉ thị 30 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Lợi dụng thời điểm ngày hội mua sắm Black Friday cận kề diễn ra, kẻ xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua tin nhắn email và các trang web giả mạo.
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của các cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng đồng ý để ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13.
Jensen Huang, Giám đốc điều hành Nvidia, cho biết trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay không cung cấp những câu trả lời tốt nhất và vẫn còn nhiều năm nữa mới xuất hiện một AI mà chúng ta có thể "hoàn toàn tin tưởng".
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.