Theo báo cáo mới, Trung Quốc là nơi có nhiều nữ doanh nhân tự lập nhất trên thế giới.

Nước chiếm 2/3 số nữ tỷ phú hàng đầu thế giới, gấp 4 lần Mỹ: Họ có chục tỉ USD bằng cách nào?

Nhân Hoàng | 28/03/2021, 14:46

Theo báo cáo mới, Trung Quốc là nơi có nhiều nữ doanh nhân tự lập nhất trên thế giới.

Viện nghiên cứu Hurun ở thành phố Thượng Hải cho biết Trung Quốc có 24 nữ tỷ phú mới bắt đầu từ năm 2021, nâng tổng số lên 85 người.

85 nữ tỷ phú của Trung Quốc chiếm 2/3 trong tổng số 130 nữ tỷ phú trên thế giới.

Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm trưởng nhóm nghiên cứu tại Hurun, nói với South China Morning Post rằng, phần còn lại của thế giới cần "thức tỉnh" trước sự thống trị của các nữ doanh nhân Trung Quốc. Phụ nữ Trung Quốc chiếm 70% trong số các nữ doanh nhân thành công nhất thế giới.

"Mọi người cần nghiên cứu Trung Quốc và xem điều gì đang cản trở phụ nữ ở những nơi khác xây dựng các doanh nghiệp quy mô lớn", ông nói thêm.

Viện nghiên cứu Hurun phát hiện 9/10 nữ tỷ phú tự thân hàng đầu đến từ Trung Quốc và 8/10 gương mặt mới ở nước này.

Dưới đây là ba nữ doanh nhân giàu có nhất Trung Quốc và cách họ tự kiếm tiền tỉ USD.

Zhong Huijuan, 60 tuổi, CEO Hansoh, tài sản 22 tỉ USD

nuoc-chiem-2-3-so-nu-ty-phu-hang-dau-the-gioi1.jpg

Zhong Huijuan là giám đốc điều hành của công ty dược phẩm Hansoh. Bà là nữ doanh nhân giàu nhất thế giới năm thứ hai liên tiếp.

Sinh ra ở tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này, Zhong Huijuan theo học ngành hóa học và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là giáo viên hóa học cấp hai. Chồng bà, Sun Piaoyang, cũng là tỷ phú, quản lý của một nhà máy dược phẩm quốc doanh và đã giới thiệu Zhong Huijuan vào ngành này.

Năm 1995, Sun Piaoyang thành lập Haosen Pharmaceutical, phiên bản đầu tiên của Hansoh. Sun Piaoyang quyết định giao Zhong Huijuan phụ trách công ty vì vẫn cần quản lý nhà máy quốc doanh của mình.

Zhong Huijuan quyết định chuyển trọng tâm của Hansoh sang sản xuất thuốc được cấp bằng sáng chế thay vì thuốc gốc, một chiến lược đưa công ty lên một tầm cao mới.

Hai năm sau, Zhong Huijuan có bước đột phá đầu tiên khi sản xuất thành công một loại thuốc kháng sinh có tên Cefalexin, điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau. Cefalexin đã trở thành loại thuốc bán chạy nhất của Hansoh ngay khi ra mắt.

Zhong Huijuan tiếp tục dành 10% doanh thu hàng năm cho việc nghiên cứu và phát triển thuốc mới. Đến đầu những năm 2000, Hansoh đã sản xuất 40 loại thuốc mới, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc điều trị rối loạn tâm thần và thuốc nội tiết tố. Những loại thuốc này đã đưa Hansoh trở thành một trong những công ty dược phẩm thành công nhất Trung Quốc.

Fan Hongwei, 54 tuổi, CEO của Hengli, tài sản 23 tỉ USD

nuoc-chiem-2-3-so-nu-ty-phu-hang-dau-the-gioi32.jpg

Sinh ra ở tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, công việc đầu tiên của Fan Hongwei là kế toán. Fan Hongwei hiện là Giám đốc điều hành Hengli, nhà cung cấp sợi hóa học.

Cơ hội đầu tiên của Fan Hongwei trong ngành đến nhờ chồng bà là Chen Jianhua, Chủ tịch công ty mẹ của Hengli, cũng là một tỷ phú.

Vào đầu những năm 1990, Chen Jianhua bắt đầu bán sợi hóa học và lụa trắng. Bán loại hàng này hóa ra lại là ngành kinh doanh béo bở ở đất nước đang thiếu nguyên liệu.

Năm 1994, Chen Jianhua cùng Fan Hongwei gom góp vốn và mua một nhà máy dệt đang thua lỗ. Họ thuyết phục những công nhân cũ ở lại, tiến hành hàng loạt tái cấu trúc và xoay chuyển tình hình nhà máy trong 1 năm.

Họ tiếp tục đầu tư lại lợi nhuận của mình vào công ty, nâng cấp thiết bị và mở rộng dây chuyền nhà máy. Đến đầu những năm 2000, Hengli đã phát triển thành một trong những công ty dệt lớn nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, Hengli ủng hộ các chính sách thắt chặt môi trường, phát triển thành nhà sản xuất sợi lớn nhất Trung Quốc, được sử dụng chủ yếu cho ngành may mặc.

Wu Yajun, 57 tuổi, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Longfor, tài sản 17 tỉ USD

nuoc-chiem-2-3-so-nu-ty-phu-hang-dau-the-gioi3.jpg

Wu Yajun là đồng sáng lập của Longfor, một trong những nhà phát triển bất động sản giá trị nhất thế giới.

Wu Yajun lớn lên trong một căn hộ nhỏ và dùng chung một gian bếp chung với 10 gia đình khác. Cha Wu Yajun làm việc tại cửa hàng tổng hợp do nhà nước quản lý và mẹ cô là thợ may.

Vào đầu những năm 20 tuổi, khi còn là một cô gái trẻ tốt nghiệp đại học với bằng kỹ sư, Wu Yajun làm kỹ thuật viên trong nhà máy quốc doanh. Cuối những năm 1980, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách thị trường, Wu Yajun bắt đầu làm việc với tư cách nhà văn tại một tờ báo địa phương ở thành phố Trùng Khánh, nơi Ủy ban Gia cư địa phương giám sát tờ báo.

Công việc đã mang lại cho Wu Yajun nguồn lực dồi dào gồm các quan chức và nhà phát triển nhà ở, những kết nối vô giá khi bà chuyển sang lĩnh vực phát triển bất động sản.

Năm 1993, Wu Yajun đồng sáng lập Longfor với chồng cũ Cai Kui, người không còn đóng vai trò gì trong công ty sau khi họ ly hôn vào năm 2012.

Năm 2004, Longfor tham gia thị trường quốc tế bằng cách liên doanh với Hongkong Land, tập đoàn đầu tư, quản lý và phát triển bất động sản.

Bài liên quan
Bill Gates ca ngợi tỷ phú giàu thứ 2 thế giới sau nhiều lần đấu khẩu
Bill Gates cho biết thế giới cần nhiều doanh nhân như Elon Musk, CEO Tesla và SpaceX, để đối phó với biến đổi khí hậu. Elon Musks hiện là tỷ phú giàu thứ 2 thế giới, đứng sau Jeff Bezos – CEO Amazon.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước chiếm 2/3 số nữ tỷ phú hàng đầu thế giới, gấp 4 lần Mỹ: Họ có chục tỉ USD bằng cách nào?