Theo hãng tin Reuters, cuộc tấn công vào Israel do Hamas thực hiện 6 ngày trước là minh chứng cho sức mạnh quân sự của lực lượng này kể từ khi nắm quyền kiểm soát Gaza năm 2007.

Sức mạnh quân sự của Hamas

Cẩm Bình | 14/10/2023, 10:19

Theo hãng tin Reuters, cuộc tấn công vào Israel do Hamas thực hiện 6 ngày trước là minh chứng cho sức mạnh quân sự của lực lượng này kể từ khi nắm quyền kiểm soát Gaza năm 2007.

Quan chức cấp cao Hamas Ali Baraka tiết lộ từ lâu họ đã được nhận tiền và sự huấn luyện từ Iran cùng một số nhóm khác, chẳng hạn Hezbollah ở Lebanon, đồng thời củng cố lực lượng tại Gaza. Ông tuyên bố: “Do nhập vũ khí khó khăn suốt 9 năm qua, chúng tôi tự phát triển năng lực và hiện có thể tự sản xuất tại chỗ”.

Theo quan chức Baraka, tầm bắn tối đa của tên lửa Hamas tăng từ 40km trong xung đột Gaza năm 2008 lên đến 230km năm 2021. Lực lượng đã không còn là một nhóm nhỏ người Palestine phát tờ rơi phản đối Israel chiếm đóng như 36 năm trước.

hamas.jpg
Một chiến binh Hamas - Ảnh: Reuters

Một nguồn tin thân cận với Hamas cho biết lực lượng này là một đội quân nhỏ, có học viện quân sự đào tạo nhiều chuyên ngành kể cả an ninh mạng, cùng một đơn vị đặc công hải quân thuộc biên chế quân đội 40.000 chiến binh. Tổ chức Global Security xác định vào những năm 1990 Hamas chỉ có chưa tới 10.000 người.

Theo một nguồn tin an ninh khu vực, kể từ đầu những năm 2000 Hamas đã xây dựng mạng lưới đường hầm phía dưới Gaza để giúp các chiến binh dễ dàng rút đi, lập xưởng vũ khí song song với nhập vũ khí từ nước ngoài. Phía Hamas từng tuyên bố mua được nhiều loại bom, súng cối, pháo, tên lửa chống tăng lẫn tên lửa phòng không. Sức mạnh quân sự phát triển đem lại thương vong lớn hơn: xung đột Gaza 2008 khiến Israel mất 9 binh sĩ, đến lần đụng độ năm 2014 mất đến 66 người.

Viện Nghiên cứu Do Thái vì an ninh quốc gia Mỹ (JINSA) cho biết sau lần xung đột năm 2021, Hamas cùng một nhóm có tên Thánh chiến Hồi giáo Palestine giữ lại được 40% kho tên lửa vốn là mục tiêu tấn công chính của Israel, khoảng 11.750 quả, so với 23.000 quả trước lúc xung đột nổ ra.

Các nhân vật lãnh đạo của Hamas đồn trú rải rác khắp Trung Đông, nhưng trung tâm quyền lực vẫn là Gaza. Trong cuộc tấn công ngày 7.10 vừa qua, lực lượng này bắn hơn 2.500 quả đạn pháo trong khi hàng loạt chiến binh dùng nhiều phương tiện áp đảo hệ thống phòng thủ phía Israel, xâm nhập các khu dân cư bắt đi hàng chục con tin. Nguồn tin Reuters cho biết dù Iran tổ chức huấn luyện, trang bị vũ khí và tài trợ cho Hamas, nhưng không có bằng chứng Iran chỉ đạo thực hiện tấn công.

Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Al Jazeera vào năm ngoái, nhà lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh tuyên bố nhận được 70 triệu USD viện trợ quân sự từ Iran, đồng thời tiết lộ nhóm này sở hữu không chỉ tên lửa tự sản xuất mà còn cả tên lửa từ Iran, Syria và vài nước khác thông qua Ai Cập.

Theo báo cáo năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ, mỗi năm Iran cung cấp khoảng 100 triệu USD cho nhiều nhóm người Palestine như Hamas, Thánh chiến Hồi giáo Palestine… Một nguồn tin an ninh Israel tiết lộ trong năm qua Iran tăng viện trợ cho Hamas từ 100 triệu USD lên khoảng 350 triệu USD/năm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sức mạnh quân sự của Hamas