Wang Chuanfu, Giám đốc điều hành BYD - công ty sản xuất ô tô điện lớn nhất Trung Quốc, mất 1,5 tỉ USD khi đối thủ truyền kiếp Tesla thực hiện đợt giảm giá khác.

Tài sản CEO hãng ô tô điện số 1 Trung Quốc mất 1,5 tỉ USD do Tesla tiếp tục giảm giá xe

Sơn Vân | 15/08/2023, 15:30

Wang Chuanfu, Giám đốc điều hành BYD - công ty sản xuất ô tô điện lớn nhất Trung Quốc, mất 1,5 tỉ USD khi đối thủ truyền kiếp Tesla thực hiện đợt giảm giá khác.

Tuần lễ mới của Wang Chuanfu bắt đầu không mấy vui vẻ vào ngày 14.8 khi người sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của BYD mất khoản tiền lớn trong tài sản ròng của mình.

Trước ngày 14.8, mọi thứ đã diễn ra khá tốt với BYD. Công ty đánh dấu việc sản xuất chiếc ô tô điện thứ 5 triệu vào tuần trước bằng một buổi lễ tại trụ sở chính ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn chưa tạo ra một thương hiệu quốc tế nào của riêng mình mà được công nhận và tôn trọng trên toàn cầu. Đã đến lúc các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thay đổi thứ tự của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và vạch ra một hướng đi vào một lãnh thổ mới rộng lớn”, Wang Chuanfu nói với trang SCMP.

BYD đã vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới về doanh số bán hàng vào năm 2022. Hầu hết doanh số bán hàng của BYD đến từ Trung Quốc, thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới. Tổng doanh số bán ô tô điện ở Trung Quốc chiếm khoảng 60% tổng doanh số toàn cầu vào năm 2022.

tai-san-ceo-hang-o-to-dien-so-1-trung-quoc-giam-15-ti-usd.jpg
Tài sản của Wang Chuanfu mất 1,5 tỉ USD do Tesla tiếp tục giảm giá ô tô điện - Ảnh: Internet

"Lật đổ những thương hiệu huyền thoại cũ"

Tôi tin rằng thời của các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tới. 1,4 tỉ người dân đều khát khao chứng kiến một thương hiệu Trung Quốc trở thành biểu tượng toàn cầu”, Wang Chuanfu nói khi logo 12 nhãn hiệu ô tô Trung Quốc được trình chiếu phía sau.

Lịch sử của chúng ta dù khác nhau nhưng đều có cùng chung mục đích... Hãy lật đổ những thương hiệu huyền thoại cũ và xây dựng nên những tên tuổi đẳng cấp mới trong ngành”, ông nói khi những video giới thiệu về lịch sử BYD, Nio, Xpeng và Li Auto được trình chiếu.

Wang Chuanfu cho biết BYD và các hãng Trung Quốc cùng ngành muốn trở thành những hãng ô tô lớn như General Motors (Mỹ), Volkswagen và BMW (Đức).

Ford Motor phải thừa nhận rằng các hãng ô tô Mỹ chưa sẵn sàng để có thể cạnh tranh với xe điện Trung Quốc. “Họ phát triển quá nhanh với quy mô cực kỳ lớn và giờ đây thì họ bắt đầu xuất khẩu chúng ra thế giới”, William Clay Ford, Chủ tịch Ford Motor, nói.

Jim Farley, Giám đốc điều hành Ford Motor, cho hay: “Chúng tôi không coi General Motors hay Toyota là đối thủ chính mà là các hãng ô tô Trung Quốc. Những hãng ô tô của họ sẽ trở thành ông lớn trên thị trường”.

Tự hào về những thành quả của ngành ô tô nội địa, William Li – Giám đốc điều hành Nio đồng tình với lời kêu gọi từ BYD. “Tôi cảm thấy tự hào về ngành ô tô Trung Quốc, chúng ta nên học hỏi từ thành công của họ”, ông nói.

Thế nhưng, Elon Musk - Giám đốc điều hành Tesla đã phá hỏng mọi cuộc vui của BYD và Wang Chuanfu.

Sự lo ngại Tesla kích hoạt cuộc chiến giảm giá mới làm các nhà đầu tư hoảng sợ và bán phá giá cổ phiếu các công ty sản xuất ô tô điện Trung Quốc trên diện rộng. Vì lẽ đó, giá trị tài sản ròng của Wang Chuanfu đã giảm tới 1,5 tỉ USD, Forbes đưa tin.

Ô tô điện Model Y của Tesla ở Trung Quốc từng có giá 299.000 và 349.000 nhân dân tệ, vừa  giảm 14.000 nhân dân tệ (2.000 USD).

Trong khi Model 3 của Tesla sẽ được có “trợ cấp bảo hiểm trong thời gian giới hạn” là 8.000 nhân dân tệ (khoảng 1.100 USD). Trợ cấp bảo hiểm sẽ kéo dài đến tháng 9, Tesla cho biết trong một bài đăng trên Weibo.

Theo Forbes, các đối thủ trong nước của BYD cũng chịu áp lực bán ô tô điện, với mức giảm giá 3% của Xpeng và 3,2% tại Nio.

Tesla khởi động cuộc chiến giá cả

Tesla đã khởi động cuộc chiến giá cả vào tháng 10.2022 và trong năm nay với nhiều đợt giảm giá hơn khiến Model Y và Model 3 (hai mẫu ô tô điện bán chạy nhất của hãng) ở Trung Quốc được bán lẻ với giá thấp hơn khoảng 1/3 so với tại Mỹ.

Gần đây, Tesla đang mất dần thị phần và chứng kiến doanh số bán ô tô điện sản xuất ở Trung Quốc giảm khoảng 1/3 ở tháng 7 so với tháng 6, trong khi BYD mở rộng vị trí dẫn đầu với dòng ô tô điện Dynasty và Ocean.

Elon Musk nói với các nhà đầu tư vào tháng trước rằng "thật hợp lý khi hy sinh lợi nhuận để sản xuất nhiều phương tiện hơn bởi chúng tôi nghĩ rằng trong tương lai không xa, chúng sẽ có mức tăng giá trị đáng kể".

Hiệp hội Xe chở khách Trung Quốc cho biết doanh số bán ô tô trong nước vào tháng 7 là 1,79 triệu chiếc, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Xe chở khách Trung Quốc, Tesla đã bán được 64.285 ô tô điện, giảm 31% so với tháng 6 và giảm 16,5% so với tháng 7.2022.

Tài sản của Wang Chuanfu đến từ 17,6% cổ phần cá nhân trong BYD. Wang Chuanfu hiện là người giàu thứ 9 Trung Quốc với tài sản ước tính khoảng 18,2 tỉ USD, theo Forbes.

BYD từ bỏ thỏa thuận sử dụng công nghệ lái xe tự động của Baidu

Theo trang SCMP, BYD đã từ bỏ thỏa thuận trang bị cho ô tô điện công nghệ lái tự động của Baidu, vì đang chú ý phát triển nội bộ phần mềm xe hơi thông minh.

BYD ban đầu đã đồng ý sử dụng công nghệ của Baidu, gồm hệ thống định vị và đỗ xe tự động, trên ô tô điện vào tháng 3.2022. Thỏa thuận này lúc đó được coi là một chiến thắng lớn cho đơn vị lái xe tự động Apollo của Baidu, được thành lập vào năm 2013 để hoàn thiện việc lái tự động hoàn toàn. Đây là lĩnh vực mà Giám đốc điều hành Baidu - Robin Li Yanhong Yanhong đã để mắt đến trước khi chuyển sự chú ý sang chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) giống ChatGPT.

Hồi tháng 11.2022, Baidu từng cho biết một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc dự định sử dụng công nghệ của Apollo, gọi mối quan hệ hợp tác này là dấu hiệu cho thấy “các nhà sản xuất ô tô ngày càng mong muốn có được các giải pháp tự lái”. Đối tác sau đó được tiết lộ là BYD.

Việc hủy bỏ thỏa thuận là đòn giáng mạnh vào tham vọng lái ô tô tự lái của Baidu. Điều này cũng phản ánh những rắc rối mà ngành công nghiệp ô tô tự lái của Trung Quốc phải đối mặt vì việc lái xe tự lái hoàn toàn đến nay vẫn còn khó khăn.

Baidu đã đầu tư hàng tỉ nhân dân tệ vào Apollo và vẫn coi xe tự lái là ưu tiên hàng đầu, theo nhân viên công ty từ chối nêu trên.

Một nguồn tin khác cho biết BYD đã "đình chỉ" hợp tác với Baidu về công nghệ lái xe tự động vì không thấy triển vọng ngay lập tức của công nghệ tự lái trong thị trường ô tô điện đại chúng.

Tuy nhiên, Baidu tự hào có đội robotaxi lớn nhất ở Trung Quốc trong số các công ty lái xe tự hành. Gã khổng lồ tìm kiếm internet Trung Quốc đã vận hành và thử nghiệm hơn 100 robotaxi tại các khu vực được chỉ định ở một số thành phố lớn nước này. Baidu đã nhận được sự cho phép của chính quyền Bắc Kinh vào tháng 3 để vận hành các dịch vụ gọi ô tô không có tài xế trong khu công nghiệp Yizhuang.

Bài liên quan
Chiến lược 'cây gậy và củ cà rốt' giúp Trung Quốc trở thành thị trường ô tô điện lớn nhất
Trong cuộc đua giảm lượng khí thải carbon, các quốc gia từ Mỹ đến New Zealand đang đưa ra các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy doanh số bán ô tô điện. Đây là chiến lược mà Trung Quốc đã sử dụng nhiều năm để trở thành thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tài sản CEO hãng ô tô điện số 1 Trung Quốc mất 1,5 tỉ USD do Tesla tiếp tục giảm giá xe