Ấn Độ tiếp tục thắt chặt các hạn chế đối với các công ty Trung Quốc đang tìm cách cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính phủ như một hình thức trả đũa kinh tế tăng cường đối với Bắc Kinh xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại dãy Himalayas vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ấn Độ ngăn các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận thị trường đầu tư công

30/07/2020, 11:38

Ấn Độ tiếp tục thắt chặt các hạn chế đối với các công ty Trung Quốc đang tìm cách cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính phủ như một hình thức trả đũa kinh tế tăng cường đối với Bắc Kinh xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại dãy Himalayas vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt - Ảnh: Internet

Theo quy định mua sắm chính phủ mới được sửa đổi vào tuần trước, các doanh nghiệp ở những quốc gia có chung đường biên giới với Ấn Độ phải đăng ký với cơ quan hữu quan và nhận được sự cho phép của Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ trước khi được đăng ký tham gia đấu thầu hợp đồng. Quy định này áp dụng cho một loạt các doanh nghiệp công, các ngân hàng nhà nước, cũng như các dự án quan hệ đối tác công tư.

Mặc dù Ấn Độ giáp Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Pakistan, Bangladesh và Myanmar, nhưng theo quy định miễn trừ, chính sách mới giới hạn lại chỉ còn Trung Quốc và Pakistan. Trong đó, chỉ có Trung Quốc thực sự tham gia vào thị trường mua sắm của chính phủ Ấn Độ.

Chính quyền New Delhi cho biết các biện pháp nhằm "tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia".Theo đó, mục tiêu rõ ràng là đóng băng hoàn toàn các công ty Trung Quốc khỏi khu vực công của Ấn Độ - tiếp tục động thái cứng rắn đối với doanh nghiệp Trung Quốc ở Ấn Độ kể từ sau cuộc đụng độ dọc biên giới vào giữa tháng 6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Bang Bihar ở miền đông Ấn Độ đã hủy hợp đồng xây dựng cây cầu trị giá 390 triệu USD qua sông Hằng, do có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, theo truyền thông địa phương. Trong khi đó, Bang Maharashtra đã đóng băng 3 khoản đầu tư của Trung Quốc, bao gồm kế hoạch mua một nhà máy General Motors do Great Wall Motor điều hành.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã thắt chặt kiểm tra các lô hàng từ Trung Quốc, khiến nhiều sản phẩm như điện thoại di động bị mắc kẹt tại các cảng. Việc tăng thuế đối với pin mặt trời cũng có thể được xem xét. Ấn Độ hiện phải bổ sung nguồn năng lượng này để giải quyết tình trạng thiếu điện và nước này đang nhập khẩu khoảng 80% số tấm pin mặt trời từ Trung Quốc. Trước đó trong tháng 7, Thủ tướng Narendra Modi cho biết Ấn Độ phải giảm sự phụ thuộc vào thiết bị năng lượng mặt trời nhập khẩu và chính phủ dự kiến áp đặt các hạn chế nhập khẩu cho một số loại sản phẩm từ Trung Quốc.

Tháng trước, Ấn Độ cũng đã cấm 59 ứng dụng từ các công ty Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat. Hãng tin PTI đưa tin hôm 27.7 rằng 47 ứng dụng khác mô phỏng những ứng dụng bị chặn kia cũng đã bị cấm.

Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu hàng đầu sang Ấn Độ trong năm tài khóa 2019, với 474 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Ấn Độ trong 5 năm cho đến năm tài khóa 2020 đạt tổng cộng 4,3 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với 5 năm trước đó. Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đang xâm nhập vào thị trường Ấn Độ, trong khi các nhà đầu tư nước này đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp nổi tiếng của Ấn Độ như Paytm.

Chandramouli Nilakantan, Giám đốc điều hành (CEO) của công ty tư vấn Ấn Độ TRA Research cho biết, lệnh cấm ứng dụng và các biện pháp khác nhắm vào Bắc Kinh là một "con dao hai lưỡi" và có thể không tồn tại lâu.

Hoàng Vũ (theo Nikkei)

Bài liên quan
Tesla có thể tiến vào thị trường Ấn Độ
Đài CNN đưa tin tỷ phú Elon Musk dự kiến sang Ấn Độ vào tuần tới. Ông sẽ nhân chuyến thăm công bố kế hoạch xây nhà máy Tesla ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ ngăn các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận thị trường đầu tư công