Phản ứng với chiến dịch quân sự của Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24.2 công bố loạt trừng phạt mới đồng thời hạ lệnh chuyển hàng nghìn quân đến Đức.

Mỹ, Canada trừng phạt Nga

Cẩm Bình | 25/02/2022, 08:20

Phản ứng với chiến dịch quân sự của Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24.2 công bố loạt trừng phạt mới đồng thời hạ lệnh chuyển hàng nghìn quân đến Đức.

Tổng thống Biden cho biết Mỹ sẽ phong tỏa tài sản các ngân hàng lớn của Nga, trừng phạt một số nhà tài phiệt Nga và kiểm soát xuất khẩu ở lĩnh vực công nghệ. Ngoài ra khoảng 7.000 quân Mỹ chuẩn bị được gửi sang Đức nhằm tăng cường phòng thủ cho NATO.

Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden chỉ trích: “Đây là cuộc tấn công có tính toán trước. Putin là kẻ xâm lược, Putin đã lựa chọn chiến tranh và giờ ông ấy cùng nước Nga phải gánh chịu hậu quả”.

Đây là đợt trừng phạt thứ hai của Mỹ với Nga trong tuần qua. Hiện Mỹ vẫn còn 2 biện pháp mạnh chưa áp đặt là loại Nga khỏi Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) và trừng phạt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Biden đang chịu sức ép từ nhiều nghị sĩ Mỹ và từ Ukraine đề nghị áp đặt 2 biện pháp này.

SWIFT ra đời năm 1973, đến nay đã liên kết hơn 9.000 tổ chức quốc tế ở 209 quốc gia/vùng lãnh thổ. Thành viên SWFT có thể dễ dàng chuyển tiền và thông tin cho nhau.

Không còn là thành viên SWIFT sẽ khiến Nga bị cắt đứt khỏi hầu hết giao dịch quốc tế, mất lợi nhuận khổng lồ thu từ sản xuất dầu mỏ và khí đốt. Mỹ cùng đồng minh từng cân nhắc làm vậy vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea. Lúc đó Moscow tuyên bố hành động như vậy tương đương một lời tuyên chiến, phía phương Tây cuối cùng quyết định không thực hiện.

Kể từ đó, Nga nỗ lực phát triển hệ thống tài chính riêng, nhưng thành công thu về rất ít ỏi. Mỹ từng thành công trong việc thuyết phục SWIFT loại bỏ Iran.

Mỹ từng đưa không ít nhà lãnh đạo vào diện trừng phạt. Tuy nhiên Washington dường như ưa thích sử dụng chiến thuật trừng phạt những người thân cận hơn.

Ngoài Mỹ, Canada cũng công bố trừng phạt nhắm vào 62 cá nhân và đơn vị Nga (trong đó có Hội đồng An ninh quốc gia Nga, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính Nga) và hủy bỏ mọi giấy phép xuất khẩu cho Nga.

Thủ tướng Justin Trudeau phát biểu: “Các biện pháp trừng phạt này có phạm vi rộng lớn, sẽ khiến giới lãnh đạo Nga phải trả giá lớn cũng như hạn chế khả năng tiếp tục tài trợ cho cuộc xâm lược phi lý của Tổng thống Putin”.

Nga đã hứng chịu đợt trừng phạt đầu tiên từ phương Tây vào ngày 22.2, khi Tổng thống Putin lên tiếng công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine độc lập.

Nhưng trừng phạt không khiến Nga chùn bước, Tổng thống Putin không lâu sau tuyên bố một chiến dịch quân sự cho phép quân đội Nga tiến vào Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken mới đây cảnh báo Moscow muốn lật đổ chính quyền Ukraine.

Bài liên quan
Perplexity đề nghị sáp nhập với TikTok ở Mỹ khi ông Trump có thể hoãn lệnh cấm trong 90 ngày
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 18.1 cho biết “rất có thể" sẽ gia hạn thêm 90 ngày cho TikTok để tránh lệnh cấm tiềm năng ở Mỹ, sau khi ông nhậm chức vào ngày 20.1. Trong khi đó, TikTok cùng hơn 170 triệu người dùng Mỹ đang hồi hộp chờ đợi trước nguy cơ ứng dụng chia sẻ video ngắn đình đám ngừng hoạt động hôm 19.1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ, Canada trừng phạt Nga