Ngày 27.1, Mỹ kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của họ với Nga để thúc giục một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Giới chuyên gia nghi ngờ khả năng Bắc Kinh chịu giúp đỡ giải quyết vấn đề.

Mỹ nhờ Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề Ukraine

Cẩm Bình | 28/01/2022, 08:55

Ngày 27.1, Mỹ kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của họ với Nga để thúc giục một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Giới chuyên gia nghi ngờ khả năng Bắc Kinh chịu giúp đỡ giải quyết vấn đề.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken. Phía Bắc Kinh mong muốn các bên giữ bình tĩnh, không thực hiện hành động kích động căng thẳng, khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh cần giảm bớt căng thẳng, đồng thời cảnh báo về những rủi ro an ninh và kinh tế từ bất cứ hành động gây hấn nào của Nga.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết họ đã gửi thông điệp rất rõ ràng đến Trung Quốc: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình với Nga để thúc giục giải pháp ngoại giao, bởi vì nếu xung đột nổ ra ở Ukraine thì cũng không tốt cho Trung Quốc. Điều này cũng sẽ tác động lớn đến kinh tế toàn cầu cũng như đến lĩnh vực năng lượng”.

Trên trang Twitter của mình, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân viết rằng “khoảng thời gian đình chiến Olympic” (khai mạc vào ngày 4.2) bắt đầu từ ngày 28.1.

“Hãy tận dụng cơ hội này để thúc đẩy hòa bình, đoàn kết, hợp tác và các giá trị chung khác của nhân loại, khiến thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn”, theo Đại sứ Trương.

c3xr3zuirrj2ppdn63wd3szcpu.jpg
Trung Quốc vốn nghiêng về Nga hơn NATO - Ảnh: Reuters

Giới chuyên gia không tin tưởng Trung Quốc sẵn lòng giúp đỡ. Cựu quan chức ngoại giao Mỹ Daniel Russel nhận định dù không vui vẻ nếu xung đột nổ ra ngay trước thềm Olympic, nhưng Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ chọn bảo vệ “lợi ích an ninh chính đáng” của Nga thay vì giúp đỡ Ngoại trưởng Blinken.

Học giả Bonnie Glaser thuộc Quỹ Marshall (Đức) cũng cho rằng dù không tán thành sử dụng vũ lực, nhưng Trung Quốc nghiêng về Nga hơn NATO. Nếu Mỹ cùng NATO trừng phạt Nga, Trung Quốc sẽ tìm cách làm giảm tác dụng của trừng phạt.

Do cùng có quan hệ không tốt với Mỹ, Nga - Trung thời gian qua không ngừng tăng cường quan hệ với nhau. Tổng thống Vladimir Putin chuẩn bị sang Bắc Kinh dự Olympic vào tuần tới.

Hiện cánh cửa ngoại giao cho vấn đề Ukraine vẫn chưa khép lại, tuy nhiên khác biệt về quan điểm giữa phương Tây với Nga còn khá lớn.

Washington ngày 26.1 đã gửi phản hồi bằng văn bản đối với loạt yêu cầu đảm bảo an ninh mà Moscow đưa ra, phía Moscow mới đây nhận xét phản hồi dường như bỏ qua yêu cầu chính của họ. Mặc dù vậy Nga vẫn sẵn lòng tiếp tục đối thoại.

Loạt yêu cầu đảm bảo an ninh được Nga đưa ra vào cuối năm ngoái, trong đó nội dung đáng chú ý là yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine cũng như không mở rộng hiện diện sang phía đông châu Âu (giáp Nga).

Bài liên quan
Hàn Quốc nêu 5 trụ cột để tạo thế chân vạc với Mỹ, Trung Quốc về AI
Để thành công, theo chuyên gia Lee Kwang-hyung (Chủ tịch KAIST, đồng Chủ tịch Hội đồng Sở hữu trí tuệ của tổng thống), Hàn Quốc cần củng cố 5 trụ cột chính trong lĩnh vực AI: nhân lực, hạ tầng, dữ liệu, vốn đầu tư, thị trường. Mỗi yếu tố đều đòi hỏi đầu tư và cải cách một cách có chủ đích và sự phối hợp chặt chẽ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus cấp nhà nước
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối 12.5 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Minsk (Belarus), lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước Belarus, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ nhờ Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề Ukraine