Ấn Độ vừa cấm 232 ứng dụng cá cược và cho vay có liên kết với Trung Quốc. Đây là ví dụ mới nhất về những rủi ro của các hãng công nghệ Trung Quốc khi kinh doanh tại thị trường có khoảng 1,4 tỉ người tiêu dùng.

Nhiều vụ tự tử khiến Ấn Độ cấm 232 ứng dụng cá cược và cho vay liên kết với Trung Quốc

Sơn Vân | 09/02/2023, 12:55

Ấn Độ vừa cấm 232 ứng dụng cá cược và cho vay có liên kết với Trung Quốc. Đây là ví dụ mới nhất về những rủi ro của các hãng công nghệ Trung Quốc khi kinh doanh tại thị trường có khoảng 1,4 tỉ người tiêu dùng.

Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ (MeitY) đã bắt đầu quá trình cấm và chặn 138 ứng dụng cá cược cùng 94 ứng dụng cho vay có liên kết với Trung Quốc trên cơ sở khẩn cấp, hãng thông tấn địa phương ANI News (Ấn Độ) đưa tin.

Ấn Độ từng chặn gần 300 ứng dụng Trung Quốc kể từ khi lực lượng vũ trang hai nước đụng độ ở biên giới gây chết người vào tháng 5.2020. Ấn Độ viện dẫn các mối đe dọa tiềm tàng mà các ứng dụng này gây ra với “chủ quyền và toàn vẹn quốc gia”. Trong số đó có TikTok, ứng dụng video ngắn nổi tiếng thuộc sở hữu của tập đoàn ByteDance (trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh), với 200 triệu người dùng hàng ngày ở Ấn Độ trước khi bị cấm.

Lệnh cấm mới nhất với hàng loạt nền tảng cá cược và cho vay được đưa ra khi Ấn Độ thắt chặt quy định với lĩnh vực cho vay kỹ thuật số. Tuy nhiên, động thái này đặt ra những câu hỏi mới về tương lai lâu dài của các ứng dụng liên kết với Trung Quốc tại quốc gia Nam Á.

Tờ China Daily nhận định “việc kinh doanh ở Ấn Độ với Trung Quốc có thể không trở lại bình thường cho đến khi lòng tin được khôi phục”, trích dẫn việc Ấn Độ giám sát chặt chẽ WeChat của Tencent và các ứng dụng Trung Quốc khác.

Mặt khác, Trung Quốc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với không gian mạng của mình thông qua Great Firewall (tường lửa vĩ đại), ngăn chặn hầu hết ứng dụng nước ngoài, gồm cả Google và Facebook, với người dùng trong nước.

Trung Quốc cũng mạnh tay với các chương trình cho vay ngang hàng trực tuyến và các ứng dụng cho vay dưới danh nghĩa ổn định tài chính.

Tại Ấn Độ, các ứng dụng cho vay đã mọc lên như nấm thời gian gần đây nhờ mức độ thâm nhập internet ngày càng tăng của quốc gia này và mức độ phủ sóng của các dịch vụ ngân hàng còn thấp. Tuy nhiên, nhiều người cho vay trực tuyến tính lãi suất tương đối cao và tích cực tham gia vào các hoạt động thu hồi nợ xấu.

Truyền thông địa phương và Cashless Consumer, nhóm vận động tập trung vào lĩnh vực công nghệ tài chính non trẻ của Ấn Độ, nêu bật nhiều người tự tử vì mắc nợ nặng nề khi vay trực tuyến khiến các nhà chức trách phải hành động.

Các vụ tự tử liên quan đến các ứng dụng cho vay, cùng với căng thẳng kinh tế liên quan đến đại dịch ở cấp độ cá nhân, là điều đáng chú ý về các hoạt động của ứng dụng cho vay tức thì, vốn được biết đến với lãi suất cao và lạm dụng các hoạt động thu hồi nợ”, theo Srikanth L, người sáng lập Cashless Consumer.

Ông cho biết thêm rằng sự phức tạp của bối cảnh kỹ thuật số và những hạn chế trong việc thực thi pháp luật đã khiến các vi phạm liên quan đến khoản vay di động trở thành một vấn đề dai dẳng ở nước này.

Vào cuối năm 2021, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cho biết gần một nửa số ứng dụng cho vay trực tuyến có sẵn trên các cửa hàng ứng dụng khác nhau ở nước này đang hoạt động trái phép.

Với thị trường cho vay kỹ thuật số của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng từ 270 tỉ USD năm 2022 lên hơn 1.000 tỉ USD vào 2030, các ứng dụng cho vay trong và ngoài nước đã nhảy vào cuộc.

Ấn phẩm tài chính địa phương Thời báo Kinh tế đưa tin các ứng dụng mới bị cấm cũng gồm cả các công ty không phải của Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Các trang web của một số dịch vụ địa phương, trong đó có LazyPay được hỗ trợ bởi Naspers (công ty đa quốc gia về internet, công nghệ và đa phương tiện Nam Phi), đã bị gỡ xuống như một phần của lệnh cấm.

nhieu-vu-tu-tu-khien-an-do-cam-232-ung-dung-ca-cuoc-va-cho-vay-lien-ket-voi-trung-quoc.jpg
Nhiều người tự tử vì mắc nợ nặng nề khi vay trực tuyến khiến các nhà chức trách Ấn Độ phải hành động - Ảnh: AFP

Năm ngoái, Ấn Độ cũng chặn quyền truy cập nhiều ứng dụng Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh. Sau đó, Trung Quốc bày tỏ lo ngại về hợp tác kinh tế và thương mại song phương.

6 tháng đầu năm 2020, gần một nửa trong số 20 ứng dụng miễn phí hàng đầu ở Ấn Độ đều đến từ những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, gồm cả TikTok và Helo của ByteDance, WeChat và game nổi tiếng PUBG Mobile của Tencent, UC Browser và VMate của Alibaba. Sau đó, tất cả ứng dụng này đã biến mất khỏi bảng xếp hạng download (tải xuống) của Ấn Độ.

Các nhà chức trách cho biết việc thu thập dữ liệu người dùng của những ứng dụng Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia Ấn Độ.

Để bảo vệ mình, TikTok nói rằng dữ liệu người dùng của họ được lưu trữ trên các máy chủ ở Mỹ và Singapore chứ không phải Trung Quốc.

Hầu hết người dùng Ấn Độ sử dụng các ứng dụng Trung Quốc bị cấm có thể chuyển sang các nền tảng khác khá dễ dàng, nhưng không phải mọi việc đều suôn sẻ, đặc biệt là với những người sáng tạo nội dung TikTok mất hàng triệu người theo dõi và thu nhập tài trợ liên quan gần như chỉ sau một đêm.

Khoảng 65% trong dân số 1,4 tỉ người Ấn Độ ở độ tuổi dưới 35 và 825 triệu người tại nước này được kết nối với internet - con số này dự kiến sẽ tăng thêm 300 triệu vào năm 2025. Trong khi đó, Trung Quốc đã có 1,03 tỉ người người dùng internet, theo trang SCMP.

Bài liên quan
Chủ sở hữu TikTok cố bám theo Meta trong thế giới thực tế ảo trước khi Apple tham gia
Đã hơn ba tháng kể từ khi Pico, công ty con của ByteDance, phát hành tai nghe thực tế ảo Pico 4 tại hơn 12 thị trường, các bài đánh giá đang cung cấp cái nhìn đầu tiên về sự tiếp nhận của người dùng với thiết bị này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều vụ tự tử khiến Ấn Độ cấm 232 ứng dụng cá cược và cho vay liên kết với Trung Quốc