Xung đột quân sự Nga - Ukraine là giao tranh lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay.

Những vũ khí được sử dụng trong xung đột quân sự Nga - Ukraine

Cẩm Bình | 09/03/2022, 11:49

Xung đột quân sự Nga - Ukraine là giao tranh lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay.

Quân đội Nga tấn công các khu vực rộng lớn ở Ukraine bằng máy bay, tên lửa hoặc pháo, gây ra không ít thương vong. Chênh lệch lực lượng giữa 2 bên khá lớn dù phương Tây cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine.

Chiến đấu cơ và tên lửa

Nga dùng chiến đấu cơ và tên lửa hành trình Kalibr tấn công nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.

Kalibr là vũ khí tấn công chính xác, nhưng vì các cơ sở quân sự và tòa nhà công quyền tại Ukraine nằm gần khu dân cư nên tên lửa này gây thương vong cho dân thường. Điều tương tự cũng xảy ra khi tên lửa từ chiến đấu cơ Nga nhắm vào loạt hạ tầng quân sự gây thiệt hại về tài sản.

Để tấn công mục tiêu trọng yếu, Nga sử dụng tên lửa Iskander có tầm bắn lên tới 500 km, mang được đầu đạn uy lực hơn đủ sức phá hủy tòa nhà lớn hoặc hạ tầng kiên cố. Có thông tin vài quả Iskander được phóng từ lãnh thổ Belarus – đồng minh của Nga.

808x467_cmsv2_bd171660-b174-5a49-b031-edde170176e3-6520964.jpg
Tên lửa hành trình Kalibr phóng từ một tàu chiến Nga tại Địa Trung Hải - Ảnh: AP

Rocket và đạn pháo

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cùng nhiều quan chức khác cáo buộc Nga pháo kích bừa bãi khu dân cư, trường học, bệnh viện. Hình ảnh từ thành phố Kharkiv được hãng AP xác minh cho thấy một số tòa nhà dân sự bị pháo kích khiến dân thường thương vong.

Những hệ thống pháo phản lực Grad, Smerch, Uragan mà Nga sở hữu được thiết kế để bắn có thể loạt rocket cực mạnh tiêu diệt binh lính hoặc khí tài quân sự. Sử dụng chúng tấn công vào khu dân cư gây ra thiệt hại nặng nề.

Ngoài ra, quân đội Nga còn có một loạt vũ khí pháo mạnh mẽ như Peony nòng 203 mm, Hyacinth và Acaci nòng 152 mm.

Moscow tuyên bố chỉ nhắm vào hạ tầng quân sự, nhưng hãng AP ghi nhận thiệt hại cùng thương vong lớn ở khu vực dân sự trên địa bàn Kyiv, Kharkiv cùng nhiều thành phố và thị trấn khác. Phía Nga cáo buộc Ukraine đặt vũ khí hạng nặng trong khu dân cư hòng sử dụng dân thường làm lá chắn, tuyên bố này chưa được xác minh.

Phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền tại Geneva tuần trước, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet cho biết hầu hết thương vong dân sự là do pháo hạng nặng, hệ thống pháo phản lực và không kích vào khu vực đông dân. Bà không nói rõ bên nào thực hiện.

808x475_cmsv2_ca37688b-7ff0-5bf8-bc46-3222fcdd4ddf-6520964.jpg
Hệ thống pháo phản lực Grad - Ảnh: AP

Bom chùm và bom nhiệt áp

Đầu tháng 3, giới chức Ukraine cáo buộc Nga dùng bom chùm và bom nhiệt áp. Moscow phủ nhận.

Đây là các loại bom bị nhiều tổ chức quốc tế lên án vì được thiết kế để gây sát thương diện rộng, sử dụng chúng ở nơi đông dân chắc chắn dẫn đến thương vong hàng loạt cho dân thường.

Bom chùm là loại bom cỡ lớn, khi nổ giải phóng ra hàng loạt bom nhỏ bên trong văng ra các hướng bên trong đánh trúng nhiều mục tiêu. Khác với bom bi chỉ sát thương người, bom chùm có thể phá hủy xe cơ giới và gây cháy.

Còn bom nhiệt áp hút khí oxy từ không gian xung quanh để tạo ra một vụ nổ có nhiệt độ cao, thường tạo ra một làn sóng nổ có thời gian dài hơn nhiều loại chất nổ thông thường. Lầu Năm Góc tuyên bố phát hiện bệ phóng bom nhiệt áp di động Nga trên lãnh thổ Ukraine, nhưng không thể xác thực Nga có sử dụng chúng hay không.

Quân đội Ukraine có gì?

Phía Ukraine dựa vào cùng loại hệ thống tên lửa và pháo thời Liên Xô mà quân đội Nga đang sở hữu. Họ không có vũ khí tầm xa chính xác như tên lửa đạn đạo Iskander hay tên lửa hành trình Kalibr mà chỉ có tên lửa đạn đạo tầm ngắn Tochka-U – mang được đầu đạn cực mạnh nhưng kém chính xác hơn vũ khí mới của Nga.

Ngoài vũ khí cũ thời Liên Xô, Ukraine trước đó còn nhận được khí tài phương Tây như tên lửa chống tăng Javelin cùng tên lửa phòng không vác vai Stinger (đều của Mỹ). Kyiv tuyên bố đã sử dụng chúng gây ra thiệt hại nặng nề cho lực lượng Nga.

Quân đội Ukraine còn sở hữu máy bay không người lái Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, dùng chúng tấn công một đoàn xe quân sự Nga.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những vũ khí được sử dụng trong xung đột quân sự Nga - Ukraine