Slovakia đang trở thành điểm thu hút mới những ngày gần đây. Sau khi viện trợ tên lửa S-300 cho Ukraine, chính quyền Slovakia tính gửi tiếp Mig-29 cho láng giềng.

Sau tên lửa S-300, Slovakia tính gửi tiếp Mig-29 cho Ukraine trong vài tuần tới

A.T | 12/04/2022, 14:20

Slovakia đang trở thành điểm thu hút mới những ngày gần đây. Sau khi viện trợ tên lửa S-300 cho Ukraine, chính quyền Slovakia tính gửi tiếp Mig-29 cho láng giềng.

Sau cuộc gặp hôm thứ hai với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tại Bratislava, Thủ tướng Slovakia Eduard Heger cho biết, việc cung cấp các máy bay chiến đấu MiG-29 của Slovakia cho Ukraine là hoàn toàn có thể. Theo thủ tướng Heger, các cuộc đàm phán đã được tiến hành với các đối tác với nội dung xoay quanh việc đảm bảo không phận của Slovakia. Họ tin rằng họ có thể báo cáo kết quả trong vài tuần.

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết Bỉ sẽ sẵn sàng gửi quân đến Slovakia trong trường hợp NATO đề xuất tăng cường hơn nữa biên giới phía đông của Liên minh. Ông nhấn mạnh rằng an ninh ở châu Âu là một vấn đề tập thể.

Đối với các biện pháp trừng phạt đối với Nga, De Croo nhấn mạnh rằng chúng phải bền vững, vì xung đột có thể kéo dài. Thủ tướng Bỉ tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt được cho là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga, nhưng điều đó là cần thiết để bảo vệ người dân. Ông nhấn mạnh vai trò của Bỉ trong việc đóng băng tài sản của Nga.

Thủ tướng Slovakia nhấn mạnh sự cần thiết của sự hợp tác giữa các nhà nước trong nỗ lực ngăn chặn nguồn khí đốt và dầu mỏ từ Nga. Ông lặp lại tuyên bố, Slovakia là một đối tác ổn định và có trách nhiệm trong việc vận chuyển khí đốt đến Tây Âu và nếu có sự thay đổi nguồn khí, các quốc gia khác cần phải thể hiện trách nhiệm đó với Slovakia.

Thủ tướng Bỉ hiểu rõ nhu cầu của Slovakia. Ông cũng nhận thấy cơ hội hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và hydro. Thủ tướng Heger nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với Ukraine trong việc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 11.4 cho biết họ đã phá hủy các bệ phóng phòng không S-300 do nước ngoài cung cấp trong một số cuộc không kích chính xác vào Ukraine. Thủ tướng Slovakia đã phủ nhận chuyện này ngay khi có tin đồn. Ông Heger vào tối muộn hôm Chủ nhật đã cho biết: "Tuyên truyền của Nga đang lan truyền rằng hệ thống phòng thủ của S-300 đã bị phá hủy, là bịa đặt. Tôi muốn chỉ ra rằng đây là thông tin sai lệch và các video hoặc ảnh đi kèm đều cũ hơn".

Việc chính quyền đương nhiệm Slovakia chuyển S-300 cho Ukraine đã vấp phải sự phản đối từ phe đối lập. Vào Chủ nhật, Cựu thủ tướng Slovakia Robert Fico (2010-2018), đồng thời thủ lĩnh đảng đối lập Smer-SD đã tổ chức cuộc biểu tình để phản đối việc chuyển tên lửa S-300 cho Ukraine.

Fico lập luận thêm rằng tình trạng chiến tranh ở Ukraine phù hợp với lợi ích Mỹ, từ đó ông cho rằng chuyện đó nên được loại bỏ. "Đơn giản là sau đó chúng tôi nhận được thông báo. Họ muốn tiến gần hơn đến biên giới Nga với quân đội, điều mà họ đã làm để "thọc" vào liên bang Nga".

Peter Pellegrini, cựu Thủ tướng Slovakia (2018-2020), cũng cáo buộc Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và cả Bộ trưởng Tài chính Igor Matovič của chính quyền đương nhiệm, đã nói dối. Theo Pellegrini, những người liên quan đã không nói sự thật khi báo chí hỏi họ liệu tổ hợp tên lửa S-300 có được vận chuyển tới Ukraine hay không. Ông Pellegrini nói: “Heger đã không nói một lời nào, dù đó là một phần nhiệm vụ của ông ấy ở Kyiv để lo vận chuyển vũ khí hạng nặng của chúng ta đến Ukraine”.

Chuyện Mỹ kêu gọi các đồng minh ở sườn đông NATO tặng Ukraine máy bay Mig-29 không phải là chuyện mới. Cách đây 1 tháng, Mỹ đã gợi ý Ba Lan gửi máy bay cho Ukraine để đổi lấy quà. Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken khi đó đã nói đến việc đền bù. Ông cho biết: “Chúng tôi đang tích cực xem xét vấn đề các chiến đấu cơ mà Ba Lan có thể cung cấp cho Ukraine và chúng tôi đang tự hỏi làm cách nào để bù đắp thiệt hại nếu Ba Lan quyết định giao những chiếc máy bay này”. Báo chí Mỹ cho biết họ sẽ trao lại cho Ba Lan một số máy bay hiện đại F-16.

Do lo ngại Nga trả đũa nên sau đó, Bộ Ngoại giao Ba Lan tuyên bố nước này sẵn sàng triển khai toàn bộ chiến đấu cơ Mig-29 của mình đến căn cứ không quân Ramstein ở Đức vào giao chúng cho Mỹ. Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Mỹ sau đó đã lập tức từ chối ý tốt này vì lo ngại căng thẳng với Nga.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau tên lửa S-300, Slovakia tính gửi tiếp Mig-29 cho Ukraine trong vài tuần tới