Liên quan đến các nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM mắc COVID-19, chiều 16.6, Sở Y tế TP.HCM cho hay đã có thêm 8 nhân viên của bệnh viện này mắc COVID-19.

Thêm 8 nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM mắc COVID-19

Hồ Quang | 16/06/2021, 18:50

Liên quan đến các nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM mắc COVID-19, chiều 16.6, Sở Y tế TP.HCM cho hay đã có thêm 8 nhân viên của bệnh viện này mắc COVID-19.

Theo Sở Y tế TP.HCM, qua xét nghiệm 107 trường hợp F1 của 60 nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đã phát hiện thêm 8 nhân viên y tế ở đây dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy đến thời điểm này Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã có 68 nhân viên y tế mắc COVID-19.

them-8-nhan-vien-y-te0bneh-vien-benh-nhiet-doi-mac-covid-19-hinh-anh(1).png
Các bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: PV 

Trước đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phát hiện 1 trường hợp nhân viên nhiễm qua khám sàng lọc, điều tra truy vết, xét nghiệm và phát hiện 60 nhân viên dương tính với SARS-CoV-2.

Riêng nữ điều dưỡng ở khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 đến nay xét nghiệm kiểm tra đối với nhân viên tiếp xúc hoặc có liên quan trường hợp này đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, những trường hợp người tiếp xúc gần đã được cách ly tập trung.

Về công tác phòng chống dịch, Sở Y tế TP cho biết các chuỗi lây nhiễm như điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, xưởng cơ khí Hóc Môn, chung cư Ehome 3… đã được khoanh vùng, các trường hợp nhiễm mới được phát hiện tại khu cách ly hoặc khu vực đã phong tỏa. Các chuỗi nhiễm mới được phát hiện như chuỗi liên quan các bệnh nhân 9827, 10714, 10715 (chuỗi Hnam Mobile) đang tiếp tục được điều tra, truy vết, khoanh vùng, giám sát chặt.

Từ 26.5 đến nay, TP.HCM đã lấy 593.333 mẫu xét nghiệm, trong đó 10.695 tiếp xúc gần, 582.674 tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm. Trong 10.659 trường hợp tiếp xúc gần có 10.486 mẫu âm tính, 173 mẫu chờ kết quả. Trong các mẫu tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm đã có 549.825 mẫu âm tính và 32.849 mẫu đang chờ kết quả.

Hiện TP đang điều trị 958 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân bị suy thận mạn đang phải chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi. Hiện bệnh viện này điều trị 192 bệnh nhân mắc COVID-19, ngoài chạy thận nhân tạo còn có thể can thiệp phẫu thuật cấp cứu, nội soi tiêu hóa can thiệp, can thiệp sản khoa… trên bệnh nhân mắc COVID-19.

Ngoài ra, mô hình “tách đôi” Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành 2 khu vực riêng biệt, 1 khu vực tiếp tục điều trị bệnh nhân mắc bệnh lao, 1 khu vực chuyên điều trị bệnh phổi không do lao và hiện chỉ tiếp nhận bệnh COVID-19 có bệnh cảnh lâm sàng nặng cũng bắt đầu phát huy tác dụng và đã thật sự “chia lửa” cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Từ ngày 13.6, đơn vị này đi vào hoạt động và đến nay đã tiếp nhận 10 trường hợp COVID-19 có bệnh cảnh suy hô hấp được chuyển về từ Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ.

Sở Y tế TP.HCM cho biết đến thời điểm này, ngành y tế TP đã hiện thực hóa 2.500 giường điều trị COVID-19, trong đó Bệnh viện dã chiến Củ Chi (300 giường), Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ (600 giường), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (400 giường), Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi (500 giường), Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (500 giường), Bệnh viện Nhi đồng thành phố (100 giường), Bệnh viện Nhi đồng 2 (60 giường), Bệnh viện Chợ Rẫy (40 giường). Sắp tới ngành y tế TP đã sẵn sàng triển khai kế hoạch lên 3.500 giường, với 1.000 giường tại Bệnh viện Trưng Vương khi có yêu cầu.

Sở Y tế TP đánh giá việc chọn một bệnh viện đa khoa để chuyển đổi công năng bước đầu phát huy lợi thế vốn có của một bệnh viện đa khoa, đó là các bệnh viện này có sẵn chuyên khoa để kịp thời giải quyết những bệnh lý phát sinh ở bệnh nhân COVID-19, không phải chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa của TP với nhiều nguy cơ lây lan dịch tại các bệnh viện. Điều này còn phát huy hiệu quả khi ngành y tế huy động các bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện TP luân phiên hỗ trợ chuyên môn và can thiệp tại chỗ.

Bài liên quan
Nhiều nhân viên lo sợ Microsoft trở thành một bộ phận CNTT của OpenAI
Một số người trong nội bộ Microsoft lo ngại chiến lược trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty quá tập trung vào quan hệ đối tác với OpenAI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm 8 nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM mắc COVID-19