Ba thượng nghị sĩ Mỹ sẽ thăm Đài Loan vào ngày 6.6 và sẽ gặp bà Thái Anh Văn để thảo luận về an ninh cùng các vấn đề khác.

Trêu ngươi Trung Quốc, 3 thượng nghị sĩ Mỹ đến Đài Loan khi số ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục

Nhân Hoàng | 05/06/2021, 17:55

Ba thượng nghị sĩ Mỹ sẽ thăm Đài Loan vào ngày 6.6 và sẽ gặp bà Thái Anh Văn để thảo luận về an ninh cùng các vấn đề khác.

Chính quyền Đài Loan và Đại sứ quán Mỹ trên thực tế ở Đài Bắc cho biết thông tin này hôm 6.5.

Đây là chuyến đi có thể sẽ khiến Trung Quốc tức tối.

Giống như hầu hết các quốc gia, Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng là nhà cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất cho họ.

Tammy Duckworth, Dan Sullivan của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện và Christopher Coons của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ đến thăm Đài Loan vào ngày 6.6 trong khuôn khổ chuyến đi lớn hơn tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Viện Mỹ tại Đài Loan cho biết.

"Phái đoàn quốc hội lưỡng đảng sẽ gặp các nhà lãnh đạo cấp cao Đài Loan để thảo luận về quan hệ Mỹ-Đài Loan, an ninh khu vực và các vấn đề quan trọng khác mà hai bên cùng quan tâm", Viện Mỹ tại Đài Loan nói thêm.

treu-nguoi-trung-quoc-ong-biden-cu-3-thuong-nghi-si-den-dai-loan.jpg
Thượng nghị sĩ Dan Sullivan, đảng Cộng hòa
treu-nguoi-trung-quoc-ong-biden-cu-3-thuong-nghi-si-den-dai-loan11.jpg
Thượng nghị sĩ Christopher Coons, đảng Dân chủ
treu-nguoi-trung-quoc-ong-biden-cu-3-thuong-nghi-si-den-dai-loan113.jpg
Thượng nghị sĩ Tammy Duckworth, đảng Dân chủ

Nhà lãnh đạo Đài Loan – bà Thái Anh Văn sẽ gặp 3 thượng nghị sĩ Mỹ tại sân bay Tùng Sơn ở trung tâm thành phố Đài Bắc vào sáng 6.6 và cảm ơn vì sự ủng hộ của họ, đặc biệt là vào thời điểm hòn đảo này đang đối phó với sự gia tăng các ca mắc COVID-19.

Đài Loan đã phàn nàn về việc Trung Quốc cố gắng ngăn chặn họ tiếp cận với vắc xin quốc tế. Đây là điều mà Trung Quốc bác bỏ.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã gia tăng sức ép với Đài Loan, bao gồm cả việc thường xuyên cho máy bay quân sự bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo.

Trung Quốc thường xuyên chỉ trích các chuyến thăm của các quan chức nước ngoài tới Đài Loan, gọi họ can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước.

Hôm 5.6, Đài Loan ghi nhận 35 ca tử vong do COVID-19, con số cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu trên hòn đảo, nâng tổng số lên 225.

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng là 476 trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 10.956.

Trong số này, thành phố Tân Bắc có nhiều ca mắc COVID-19 mới nhất là 229. Tiếp sau là thành phố Đài Bắc với 144 ca và huyện Miêu Lật là 66 ca.

Trước đó, số ca tử vong do COVID-19 nhiều nhất trong ngày ở Đài Loan là 21, vào ngày 29.5 và 4.6.

Đài Loan cũng phát hiện ổ dịch trong 2 nhà máy điện tử là King Yuan Electronics và Greatek Electronics ở huyện Miêu Lật. Đến ngày 4.6, Đài Loan đã xét nghiệm gần 4.600 người trong 2 nhà máy và ghi nhận 140 ca mắc COVID-19.

Nhà máy King Yuan phải ngừng hoạt động trong 2 ngày kể từ tối 4.6 và sẽ xét nghiệm cho toàn bộ 7.300 nhân viên. Greatek Electronics hy vọng sẽ hoàn thành xét nghiệm khoảng 4.000 nhân viên trong 4 ngày.

Đài Loan đang gấp rút tìm kiếm nguồn vắc xin để chống COVID-19 khi chỉ khoảng 3% người dân được tiêm chủng ít nhất một liều trong tổng số 23 triệu dân của mình.

Hôm 4.6, Nhật Bản đã cung cấp miễn phí cho Đài Loan 1,24 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi cho biết.

"Vào thời điểm xảy ra trận động đất lớn ở phía đông Nhật Bản 10 năm trước, người dân Đài Loan đã kịp thời gửi cho chúng tôi rất nhiều khoản quyên góp. Tôi tin rằng điều đó đã khắc sâu trong tâm trí người dân Nhật Bản. Mối quan hệ đối tác và tình hữu nghị quan trọng như vậy với Đài Loan được phản ánh trong việc này", Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản - Toshimitsu Motegi nói và thông báo vắc xin đến Đài Loan vào biểu chiều 4.6.

Đài Loan cảm ơn sự hào phóng của Nhật Bản.

Đài Loan chỉ nhận được một số lượng nhỏ vắc xin Moderna, AstraZeneca và đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã ngăn chặn hợp đồng mua vắc xin BioNTech SE của hãng dược phẩm Đức (hợp tác với Pfizer). Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này.

Cuộc khẩu chiến đã leo thang sau khi Đài Loan từ chối lời đề nghị của Bắc Kinh về việc cung cấp vắc xin COVID-19 được thực hiện bởi Shanghai Fosun Pharmaceutical, công ty có hợp đồng bán chúng ở Trung Quốc.

Thomas Prinz - nhà ngoại giao hàng đầu của Đức tại Đài Loan hôm 2.6 cho biết chính phủ của ông đã giúp đỡ trong các cuộc đàm phán giữa Đài Loan và BioNTech SE để cung cấp vắc xin.

Hôm 2.6, Thomas Prinz, đại sứ thực tế của Đức tại Đài Loan, cho biết đã "nhận thấy những tranh cãi gần đây liên quan đến việc mua lại vắc xin".

"Xin hãy tin rằng chính phủ Đức, đặc biệt là bản thân Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Altmaier, đã nỗ lực rất nhiều trong việc liên lạc và phối hợp liên tục giữa Đài Loan và BioNTech", ông viết và cho biết thêm rằng liệu hợp đồng cuối cùng có được ký kết hay không sẽ phụ thuộc vào hai bên.

"Nếu các bên trong hợp đồng có thể đạt được đồng thuận, chính phủ liên bang Đức đương nhiên rất vui khi thấy điều đó xảy ra", Thomas Prinz viết thêm.

"Tôi hy vọng rằng sẽ có đủ vắc xin từ các nhãn hiệu khác nhau, bao gồm cả BioNTech, được nhập khẩu vào Đài Loan trong thời gian sớm nhất", Thomas Prinz cho hay.

Ông Ngô Chiêu Tiếp nói rằng với sự giúp đỡ của chính phủ Đức, các cuộc đàm phán với BioNTech vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, ông cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc với nguồn cung cấp vắc xin COVID-19, nói rằng ngoại giao vắc xin tạo cơ hội cho chính phủ nước này phát huy ảnh hưởng của mình ở Tây bán cầu (Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và các đảo của vùng Caribe).

Đài Loan đã đặt mua hàng triệu liều vắc xin nhưng đến nay mới chỉ nhận được khoảng 860.000 liều. Hôm 28.5, Đài Loan vừa thông báo 150.000 liều đầu tiên vắc xin trong tổng số hơn 5 triệu liều đặt hàng từ Moderna (Mỹ) đến hòn đảo này. Đài Loan đã đặt hàng hơn 20 triệu liều từ AstraZeneca, Moderna và cũng đang phát triển vắc xin của riêng mình.

Đài Loan cũng nằm trong danh sách những nơi được Mỹ chia sẻ vắc xin COVID-19.

Hôm 3.6, Nhà Trắng ra thông cáo cho biết chính quyền Biden sẽ chia sẻ khoảng 25 triệu liều vắc xin COVID-19 với các nước.

Tổng thống Biden cho hay đây là 25 triệu liều vắc xin COVID-19 đầu tiên trong số 80 triệu liều mà chính phủ Mỹ trước đó tuyên bố chia sẻ với các nước khác trên toàn cầu. Ông Biden cho rằng lô vắc xin này sẽ góp phần gia tăng độ bao phủ tiêm chủng toàn cầu, ngăn chặn các ca bệnh mới cũng như giảm gánh nặng cho các quốc gia dễ bị tổn thương.

Khoảng 7 triệu liều vắc xin sẽ được chia sẻ với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, gồm: Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Việt Nam Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan và các đảo Thái Bình Dương. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
Những "quán trà sung sướng" đã đánh sập hệ thống phòng thủ COVID-19 của Đài Loan
Tất cả những gì cần thiết để phá vỡ hệ thống phòng thủ COVID-19 được ca tụng nhất thế giới là một chút mất tỉnh táo khi làm một ngụm trà. Các quán trà đèn mờ vui vẻ ở Đài Loan đã góp phần làm dịch bùng phát

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trêu ngươi Trung Quốc, 3 thượng nghị sĩ Mỹ đến Đài Loan khi số ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục