Trung Quốc đã kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc không tham dự sự kiện do Mỹ, Đức, Anh lên kế hoạch vào tuần tới về chủ đề đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, theo Reuters.

Trung Quốc kêu gọi các nước Liên Hợp Quốc không dự sự kiện Tân Cương do Mỹ, Đức, Anh tổ chức

Nhân Hoàng | 08/05/2021, 07:02

Trung Quốc đã kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc không tham dự sự kiện do Mỹ, Đức, Anh lên kế hoạch vào tuần tới về chủ đề đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, theo Reuters.

"Đó là một sự kiện có động cơ chính trị. Chúng tôi yêu cầu nhiệm vụ của bạn không tham gia vào sự kiện chống Trung Quốc này", phái bộ Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc viết trong ghi chú vào ngày 7.5.

Trung Quốc cáo buộc rằng các nhà tổ chức sự kiện, bao gồm Mỹ, Đức, Anh, một số quốc gia châu Âu khác cùng với Úc và Canada, sử dụng "các vấn đề nhân quyền như công cụ chính trị để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc như Tân Cương, để tạo ra sự chia rẽ, bất ổn và làm gián đoạn sự phát triển của Trung Quốc. Họ bị ám ảnh với việc khiêu khích đối đầu Trung Quốc. Sự kiện khiêu khích chỉ có thể dẫn đến đối đầu nhiều hơn".

Phái bộ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã không trả lời ngay lập tức đề nghị bình luận.

trung-quoc-keu-goi-cac-nuoc-lhq-khong-du-su-kien-tan-cuong.jpg
Nhân viên bảo vệ đứng trước cổng của trung tâm giáo dục kỹ năng nghề nghiệp ở huyện Hô Đồ Bích thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc

Các đại sứ Mỹ, Đức và Anh sẽ tham dự sự kiện trực tuyến của Liên Hợp Quốc vào ngày 12.5, cùng với Giám đốc điều hành Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - Ken Roth và Tổng thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế - Agnes Callamard.

Mục đích của sự kiện là "thảo luận về cách hệ thống Liên Hợp Quốc, các quốc gia thành viên và xã hội dân sự có thể hỗ trợ và vận động cho nhân quyền của các thành viên của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương", theo lời mời.

Các nước phương Tây và các nhóm nhân quyền đã cáo buộc chính quyền Tân Cương giam giữ, tra tấn người Duy Ngô Nhĩ trong các trại mà Mỹ mô tả là hành vi diệt chủng. Vào tháng 1.2021, Mỹ đã cấm nhập khẩu các sản phẩm bông và cà chua từ Tân Cương vì cáo buộc cưỡng bức lao động.

Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc và mô tả các trại này là trung tâm đào tạo nghề để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

"Trung Quốc đã cố gắng bắt nạt các chính phủ trong nhiều năm để im lặng nhưng chiến lược đó đã thất bại thảm hại, khi ngày càng nhiều quốc gia lên tiếng dữ dội và phẫn nộ trước tội ác của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ cùng người Hồi giáo khác", Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Liên hợp quốc - Louis Charbonneau cho biết hôm 7.5.

Trong cuộc họp tại Anh hôm 5.5, các nhà ngoại giao của G7 (7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới gồm Mỹ, AnhPháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Canada) gây sức ép buộc Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ở Tân Cương và Tây Tạng, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với "quyền tiếp cận độc lập và không bị ràng buộc" để Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc điều tra tình hình ở Tân Cương.

Ngoài ra, các nhà ngoại giao của G7 đã kêu gọi hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, bày tỏ sự ủng hộ Đài Loan tham gia các cuộc họp của WHO, đồng thời thúc giục Trung Quốc đáp ứng "nghĩa vụ quốc tế" về nhân quyền và tự do.

Trước đây, Trung Quốc luôn phản đối việc Đài Loan dự cuộc họp của WHO.

"Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc và nền kinh tế có năng lực công nghệ tiên tiến, tham gia một cách xây dựng vào hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ", các bộ trưởng G7 cho biết trong một thông cáo kết thúc cuộc họp kéo dài 3 ngày của họ.

Về căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài Loan, các bộ trưởng G7 đã sử dụng những cụm từ giống như Tổng thống Mỹ - Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga nói trong tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh gần đây của họ.

"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển”, các bộ trưởng nói. Họ bày tỏ phản đối mạnh mẽ hành động đơn phương có thể gây mất ổn định khu vực, lưu ý mối quan ngại liên quan đến "các báo cáo về quân sự hóa, cưỡng bức và đe dọa trong khu vực".

Trung Quốc là chủ đề thảo luận chính xuyên suốt các cuộc hội đàm và gặp gỡ bên lề, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của các bộ trưởng G7 kể từ năm 2019 và đặt trọng tâm vào các giá trị chung. Thông cáo về Đài Loan có khả năng gây ra phản ứng từ Trung Quốc, vốn coi tình trạng của hòn đảo là "lợi ích cốt lõi" không thể thương lượng.

Thông cáo chung của các bộ trưởng G7 cũng lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời ủng hộ lập trường của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Khi kêu gọi cho Đài Loan tham gia các cuộc họp của WHO và Đại hội đồng Y tế Thế giới, các bộ trưởng nói: "Cộng đồng quốc tế sẽ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của tất cả các đối tác, bao gồm cả sự đóng góp thành công của Đài Loan trong việc xử lý đại dịch COVID-19".

Hiện Đài Loan kiểm soát dịch tốt, mới ghi nhận 1.178 ca mắc COVID-19 với 12 người chết và 1.077 trường hợp đã phục hồi.

Bài liên quan
Trung Quốc đẩy cao cáo buộc Mỹ gây nên bất ổn tại Tân Cương
Ngày 14.4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố chính Mỹ đã tài trợ và huấn luyện nhóm sắc tộc thiểu số Hồi giáo tại Tân Cương phục vụ mục đích gây bất ổn trong khu vực.

(2) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc kêu gọi các nước Liên Hợp Quốc không dự sự kiện Tân Cương do Mỹ, Đức, Anh tổ chức