Từ một khởi đầu khiêm tốn (tiêm ở Bệnh viện Calmette vào ngày 10.2.2021) và sự nhầm lẫn về giới hạn độ tuổi với loại vắc xin đầu tiên Campuchia nhận được là Sinopharm, việc xử lý tiêm chủng đã đạt được tốc độ nhanh chóng từ 1.5 khi quân đội tiếp quản quản lý tiêm chủng.

Báo Khmer Times: Phương Tây không tặng vắc xin cho Campuchia nhưng phân biệt đối xử với vắc xin Trung Quốc

Nhân Hoàng | 24/07/2021, 08:41

Từ một khởi đầu khiêm tốn (tiêm ở Bệnh viện Calmette vào ngày 10.2.2021) và sự nhầm lẫn về giới hạn độ tuổi với loại vắc xin đầu tiên Campuchia nhận được là Sinopharm, việc xử lý tiêm chủng đã đạt được tốc độ nhanh chóng từ 1.5 khi quân đội tiếp quản quản lý tiêm chủng.

Theo tờ Khmer Times, tính đến đêm 23.7, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng Campuchia đã tiêm vắc xin cho tổng cộng 6.552.632 người trên cả nước. Con số này đại diện cho 65,53% trong số 10 triệu người được nhắm mục tiêu dự kiến ​​sẽ được tiêm chủng vào lần công bố đầu tiên.

Kể từ đó, Thủ tướng Campuchia - Hun Sen đã khuyến khích và đã nâng mức tiêm vắc xin cao hơn (lên 82,5%), bắt đầu bằng việc tiêm chủng cho những trẻ vị thành niên từ 12 - 17 tuổi từ ngày 1.8 để cho phép các em đi học lại theo phương thức bình thường mới.

Với mục tiêu ban đầu là 10 triệu người sẽ nhận vắc xin không muộn hơn tháng 10.2021 và 2 triệu trẻ vị thành niên từ 12 - 17 tuổi bắt đầu được tiêm chủng vào ngày 1.8, tỷ lệ bao phủ tiêm chủng của Campuchia sẽ đạt 75%.

Thủ tướng Hun Sen cho biết: “Nếu chúng tôi tiêm chủng cho 13 triệu người, tỷ lệ bao phủ sẽ tăng lên 81,5%. Bằng mọi giá, chúng tôi sẽ tìm mọi cách để tìm ra vắc xin cho tất cả người dân Campuchia đến tuổi tiêm chủng và được đội ngũ y tế cho phép tiêm phòng”, thể hiện ý định kiên quyết trong việc thực hiện tiêm chủng cho những người 12 – 17 tuổi trong khi các cuộc tranh luận ở phương Tây có cần thiết phải tiêm chủng hay không.

Ưu tiên hàng đầu là quyền sống chứ không phải quyền tự do ngôn luận”, ông Hun Sen nhấn mạnh và nói rằng ông không quan tâm ai chỉ trích luật pháp Campuchia vì luật pháp đã được đưa ra để bảo vệ cuộc sống của người dân.

phuong-tay-chua-tai-tro-vac-xin-cho-campuchia-nhung-phan-biet-doi-xu-voi-vac-xin-trung-quoc(1).jpg
Thủ tướng Hun Sen ra hiệu khi ông nhận vắc xin AstraZeneca trong một chiến dịch tiêm chủng chống lại COVID-19 tại Bệnh viện Calmette ở Thủ đô Phnom Penh vào đầu tháng 3

Tờ Khmer Times ca ngợi Thủ tướng Husen vì hành động cho du thuyền MS Westerdam của  Công ty Holland America Line (Mỹ) cập cảng Sihanoukville hồi tháng 2 khi các nước từ chối vì sợ lây nhiễm COVID-19, chỉ trích phương Tây vì chưa tài trợ vắc xin cho Campuchia nhưng phân biệt đối xử với vắc xin Trung Quốc: “Kể từ khi bắt đầu bùng phát COVID-19 vào cuối tháng 1.2020, ông Hun Sen đã thể hiện lòng dũng cảm và bước ra để khiến thế giới phải xấu hổ khi nhận MS Westerdam khi không quốc gia nào khác cho phép nó cập cảng để tiếp tế.

Tàu du lịch MS Westerdam được cho đã chở 1.455 hành khách và 802 thủy thủ đoàn đi khắp châu Á, 651 người trong số họ là công dân Mỹ. Trước đây tàu đã được cập cảng tại Hồng Kông, vào khoảng thời gian nó bị tấn công bởi vi rút.

MS Westerdam đã đến cảng Sihanoukville (Campuchia) vào ngày 13.2 sau khi nó bị bốn quốc gia quay lưng vì lo ngại vi rút. Khoảng 20 hành khách trên tàu, những người không khỏe, đã làm các xét nghiệm lâm sàng nhưng phần lớn đã được đo nhiệt độ và điền vào đơn. Hầu hết những hành khách này sau đó đã xuống tàu. Động thái này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ca ngợi, tổ chức đã gọi nó là một 'ví dụ về tình đoàn kết quốc tế'. Thế nhưng, vì sao phương Tây quên được nghĩa cử nhân đạo này mà lại khinh miệt Campuchia chỉ vì những thứ tưởng tượng.

Campuchia đang trên con đường thẳng tiến để đạt được miễn dịch cộng đồng và phương Tây vẫn chưa viện trợ bằng vắc xin mà thay vào đó là sự phân biệt đối xử với vắc xin của Trung Quốc khi không có vắc xin nào từ phương Tây sắp đến hoặc ngày giao hàng không chắc chắn”.

Hiện Campuchia ghi nhận 71.244 ca mắc COVID-19 với 1.222 người chết và 63.474 trường hợp phục hồi.

Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á báo cáo 825 ca mắc COVID-19 mới với 34 người chết.

Ngoài một số lượng nhỏ vắc xin AstraZeneca đến qua cơ chế COVAX, Campuchia chủ yếu sử dụng vắc xin của hai công ty Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac vốn bị nhiều nước nghi ngờ về hiệu quả. Thậm chí người tiêm vắc xin của Sinvac không được  chấp nhận trong cuộc kiểm đếm chính thức ở Singapore. Xem chi tiết tại đây.

Hôm 12.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan - Anutin Charnvirakul cho biết chiến lược tiêm chủng hàng loạt chống lại COVID-19 của nước này hiện sẽ bao gồm việc tiêm vắc xin công nghệ vectơ vi rút của AstraZeneca sau một liều vắc xin Sinovac. Việc này diễn ra sau khi hàng trăm nhân viên y tế Thái Lan vẫn mắc COVID-19 dù đã tiêm 2 liều vắc xin Sinovac (Trung Quốc). Xem chi tiết tại đây.

Costa Rica và Triều Tiên từ chối nhận vắc xin ngừa COVID-19 từ Trung Quốc vì lo ngại độ hiệu quả. Xem chi tiết tại đây.

Trong 6 nước tiêm chủng nhiều nhưng tỷ lệ mắc COVID-19 cao thì có 5 dựa vào vắc xin Trung Quốc. Xem chi tiết tại đây.


Bài liên quan
Từ 500 ca COVID-19 trước 20.2, Campuchia nay có 17.621 ca và 114 người chết: Chỉ vì ổ dịch người Trung Quốc?
Hôm 6.5.2021, Campuchia đã kết thúc đợt phong tỏa Phnom Penh sau ba tuần khi giao thông đông đúc trở lại một số đường phố của thủ đô, dù chính quyền đã giữ các quy định chặt chẽ hơn tại một số quận có tình trạng nhiễm coronavirus gia tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Khmer Times: Phương Tây không tặng vắc xin cho Campuchia nhưng phân biệt đối xử với vắc xin Trung Quốc