Hơn 11.000 học giả và nhân viên các trường đại học phản đối chính quyền cai trị của Myanmar đã bị đình chỉ công việc sau khi đình công để phản đối chế độ quân sự, một nhóm giáo viên nói với Reuters.

Quân đội Myanmar đình chỉ 11.000 học giả và nhân viên đại học, 180 người được sinh viên xem là người hùng

Nhân Hoàng | 10/05/2021, 16:32

Hơn 11.000 học giả và nhân viên các trường đại học phản đối chính quyền cai trị của Myanmar đã bị đình chỉ công việc sau khi đình công để phản đối chế độ quân sự, một nhóm giáo viên nói với Reuters.

Việc đình chỉ công việc diễn ra khi các trường đại học hoạt động trở lại sau 1 năm đóng cửa do dịch COVID-19, gây ra cuộc đối đầu mới giữa quân đội và nhân viên cũng như sinh viên, những người đang kêu gọi tẩy chay cuộc đảo chính ngày 1.2.

"Tôi cảm thấy buồn khi phải từ bỏ một công việc mà tôi vô cùng yêu thích, nhưng tôi cảm thấy tự hào khi đứng trước sự bất công. Phòng của tôi đã triệu tập tôi hôm nay. Tôi sẽ không đi. Chúng ta không nên làm theo lệnh của hội đồng quân sự", một hiệu trưởng trường đại học 37 tuổi cho biết, người chỉ nói gọi cô là Thandar vì sợ bị trả thù.

Một giáo sư theo học bổng tại Mỹ cho biết được thông báo rằng bà sẽ phải tuyên bố phản đối các cuộc đình công hoặc mất việc. Cơ quan quản lý trường đại học nói với bà rằng mọi học giả sẽ bị theo dõi và buộc phải lựa chọn.

Hôm 10.5, hơn 11.100 học giả và nhân viên khác đã bị đình chỉ công việc khỏi các trường cao đẳng và đại học cấp bằng, một quan chức của Liên đoàn Giáo viên Myanmar nói với Reuters, từ chối tiết lộ danh tính vì sợ bị trả thù.

Myanmar có hơn 26.000 giáo viên trong các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học khác vào năm 2018, theo dữ liệu gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới.

Học sinh và giáo viên đã dẫn đầu phe đối lập trong gần nửa thế kỷ cai trị của quân đội và nổi bật trong các cuộc biểu tình kể từ khi quân đội bắt giữ nhà lãnh đạo được bầu Aung San Suu Kyi hôm 1.2.2021 và tạm dừng một thập kỷ cải cách dân chủ dự kiến.

Nhiều giáo viên, bác sĩ và nhân viên chính phủ khác đã ngừng công việc như một phần của phong trào bất tuân dân sự khiến Myanmar tê liệt. Khi các cuộc biểu tình bùng lên sau cuộc đảo chính, các lực lượng an ninh đã chiếm các khu học xá ở Yangon - thành phố lớn nhất Myanmarvà những nơi khác.

Phát ngôn viên của quân đội Myanmar đã không trả lời các cuộc điện thoại tìm kiếm bình luận về việc trên.

quan-doi-myanmar-dinh-chi-11000-hoc-gia-va-nhan-vien-dai-hoc.jpg
Nhiều sinh viên Myanmar chấp nhận nghỉ học còn hơn để chế độ quân sự giáo dục

Tờ Global New Light of Myanmar do quân đội kiểm soát cho biết giáo viên và học sinh nên hợp tác để bắt đầu lại hệ thống giáo dục.

"Những kẻ cơ hội chính trị không muốn nhìn thấy sự phát triển như vậy bằng cách thực hiện các hành vi phá hoại", Global New Light of Myanmar viết.

Không rõ mức độ đình chỉ của 11.000 học giả và nhân viên sẽ cản trở nỗ lực mở lại các trường đại học ở mức độ nào nhưng nhiều sinh viên cũng đang tẩy chay các lớp học.

Tại Đại học Công nghệ Tây Yangon, hội sinh viên đã công bố danh sách 180 nhân viên đã bị đình chỉ để ca ngợi họ là anh hùng.

"Tôi không cảm thấy buồn khi phải nghỉ học. Không có gì để mất nếu bỏ lỡ sự giáo dục của quân đội", Hnin (22 tuổi, sinh viên Đại học Sư phạm Yangon) nói.

Zaw Wai Soe, Bộ trưởng Giáo dục trong Chính phủ Thống nhất Quốc gia do những người chống đối chính quyền quân sự thành lập, cho biết rất xúc động khi các sinh viên nói với ông rằng họ sẽ chỉ trở lại "khi cách mạng thắng lợi".

Những nghi ngờ cũng được đặt ra về việc học sinh nhỏ tuổi trở lại trường học, với các cơ sở giáo dục đang nhận đăng ký cho đầu năm mới. Có gần 10 triệu học sinh đang đi học trên đất nước 53 triệu dân.

Những người biểu tình đã hô vang "Chúng tôi không muốn bị giáo dục trong chế độ nô lệ quân sự" tại lối vào của một trường học ở thị trấn phía nam Mawlamyine vào tuần trước, một cụm từ đã được lặp lại trong các cuộc biểu tình trên khắp Myanmar của học sinh.

"Chúng tôi sẽ chỉ đến trường khi bà Suu được trả tự do", một biểu ngữ của học sinh ở thị trấn phía bắc Hpakant vào cuối tuần, đề cập đến nhà lãnh đạo bị giam giữ Suu Kyi. "Trả tự do cho tất cả sinh viên cùng lúc" là nội dung một tấm biển khác.

Nhiều sinh viên nằm trong số ít nhất 780 người bị giết bởi lực lượng an ninh và 3.800 người đang bị giam giữ, theo nhóm hoạt động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.

Ít nhất 47 giáo viên cũng nằm trong số những người bị bắt giữ trong khi lệnh bắt đã được ban hành với khoảng 150 giáo viên vì tội kích động.

Hệ thống giáo dục của Myanmar (vốn là một trong những nước nghèo nhất trong khu vực Đông Nam) được xếp hạng 92 trong số 93 quốc gia ở một cuộc khảo sát toàn cầu vào năm ngoái.

Ngay cả dưới sự lãnh đạo của bà Suu Kyi, mức đầu tư cho giáo dục chỉ dưới 2% tổng sản phẩm quốc nội. Đó là một trong những tỷ lệ thấp nhất trên thế giới, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Saw Kapi, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách công Salween, nói sinh viên có thể không có nhiều kỳ vọng về sự tiến bộ ở Myanmar trong năm nay.

Khi nói đến giáo dục, tôi đề nghị rằng thay vì nghĩ đến việc lấy bằng cử nhân, bạn phải vào Đại học Life với chuyên ngành cách mạng. Sau này bạn có thể học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ”, ông viết trên mạng xã hội.

Kyat, đồng tiền của Myanmar, chạm mức yếu nhất so với đô la Mỹ vào ngày 9.5.2021, tờ Global New Light of Myanmar báo cáo, trích dẫn dữ liệu thị trường ngoại hối địa phương. Một đô la Mỹ đạt 1.660 kyat, tăng từ 1.330 vào cuối tháng 1, ngay trước khi quân đội nắm quyền.

Tờ báo cho biết "những thay đổi chính trị hiện tại ở Myanmar ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ," cảnh báo xu hướng này sẽ đẩy giá thực phẩm lên cao.

Global New Light of Myanmar cho biết mức yếu nhất trước đó của kyat vào tháng 9.2018. 1 đô la Mỹ = 1,650 kyat.

Bài liên quan
Đại sứ Myanmar ‘mách nước’ Mỹ cách trừng phạt nhóm đảo chính
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc nói với Quốc hội Mỹ rằng Washington nên nhắm mục tiêu trừng phạt vào một công ty dầu khí và ngân hàng của Myanmar.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Myanmar đình chỉ 11.000 học giả và nhân viên đại học, 180 người được sinh viên xem là người hùng