Tờ Financial Times viết rằng những tuyên bố của Vučić, người vừa đắc cử nhiệm kỳ 2 tổng thống Serbia, cho thấy Belgrade muốn duy trì quan hệ với Nga và Trung Quốc, bất chấp sức ép từ Brussels.
Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times. Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić cho biết Belgrade sẽ không gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia của mình bằng cách gia nhập các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga vì chuyện Ukraine.
Vučić nhấn mạnh rằng Serbia sẽ không chọn một bên, bất chấp việc EU kêu gọi các nước xin gia nhập làm thành viên của Liên minh đồng ý với việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Financial Times, Serbia, với tư cách là ứng cử viên làm thành viên EU, từ lâu đã có quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh chặt chẽ với Moscow. Nga là quốc gia cung cấp khí đốt và ủng hộ Belgrade trong việc từ chối công nhận nền độc lập của "tỉnh Kosovo trước đây". Cho đến giờ, gần như toàn bộ EU, trừ Tây Ban Nha, đều công nhận Kosovo. Nếu không có Nga dùng quyền phủ quyết tại LHQ thì Kosovo đã trở thành quốc gia độc lập.
"Chúng tôi có một số hình thức tự vệ. Các nước phương Tây muốn gì?" Tổng thống Vucic đặt câu hỏi mang tính tu từ rồi tự trả lời: Hãy từ bỏ mọi lợi ích quốc gia chỉ vì ai đó muốn điều gì đó cho họ".
Vučić cũng chỉ ra rằng mọi người đang nói về việc "lựa chọn các bên", nhưng, như ông khẳng định: Chúng tôi chỉ có phía của chúng tôi - lợi ích của Serbia.
Về việc mua khí đốt của Nga, ông nói rằng Belgrade không có giải pháp thay thế ngay lập tức và nhắc nhở rằng thỏa thuận cung cấp dài hạn sẽ hết hạn vào tháng tới và Serbia sẽ cố gắng ký một thỏa thuận mới.
Vucic kết luận: “Chúng ta phải làm điều đó. Trước khi đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt, chúng ta phải làm điều đó, chúng ta phải tồn tại, chúng ta phải sống”,.
Ông nhắc nhở rằng Serbia đã bị 19 quốc gia NATO ném bom và trừng phạt trước đây. Bởi vậy, ông nêu quan điểm: "Chúng tôi chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ ai, vì chúng tôi tin rằng các lệnh trừng phạt sẽ không thay đổi bất cứ điều gì. Các vị có thể gây áp lực lên Serbia, nhưng đó là quan điểm của chúng tôi".
Tờ Financial Times viết rằng những tuyên bố của Vučić, người vừa đắc cử nhiệm kỳ thứ hai tổng thống Serbia, cho thấy Belgrade muốn duy trì quan hệ với Nga và Trung Quốc, bất chấp sức ép từ Brussels.
Tờ Financial Times cũng nhắc nhở rằng các nhà lãnh đạo EU đã nhiều lần tuyên bố công khai rằng họ coi Serbia là thành viên của liên minh trong tương lai, nhưng sau lưng thì họ bày tỏ sự bực tức ngày càng tăng do mối quan hệ của Belgrade với Moscow và Bắc Kinh.
Tờ báo viết rằng các quan chức của Brussels và các nước thành viên cũng lo ngại các quan điểm mạnh mẽ hơn chống lại Serbia, vì điều đó sẽ giúp gia tăng ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc.
Theo Financial Times, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến một số người trong EU đẩy nhanh các cuộc đàm phán về thành viên như một cách để buộc Balkan với phương Tây.
Tờ báo này nhắc nhở rằng gần đây Serbia đã mua hệ thống tên lửa phòng không FK3 của Trung Quốc, điều này cũng khiến phương Tây lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Financial Times cũng tuyên bố rằng mặc dù sở hữu vũ khí của Trung Quốc không trái với các quy tắc của EU, nhưng nó khiến Serbia khó có cửa hoặc thậm chí không thể tham gia các cuộc tập trận chung của EU do hệ thống không tương thích. Đặc biệt là EU lo ngại về khả năng của Bắc Kinh giám sát bất kỳ hoạt động sử dụng thiết bị đó.
Financial Times nhận định: "Khi nói đến chính sách đối ngoại và an ninh, Serbia nhận thức rất rõ rằng họ, với tư cách là một quốc gia ứng cử viên, được kỳ vọng sẽ hài hòa với các tiêu chuẩn và chính sách của EU.
Tổng thống Vucic cho biết: "Chúng tôi đã thông báo cho tất cả các đối tác phương Tây, gồm cả Mỹ vào năm 2018, về việc mua sắm hệ thống của Trung Quốc. Chúng tôi đã ký kết thỏa thuận vào năm 2019 và họ biết mọi thứ về nó".
Về phía Kosovo, Tổng thống Serbia cho rằng vấn đề hiện trạng của Kosovo cần phải được giải quyết, nơi căng thẳng bùng phát hồi năm ngoái. Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Nikola Selakovic hôm 20.4 chỉ ra rằng tình hình ở Kosovo và Metohija còn lâu mới bình thường và ổn định, và việc từ chối thành lập Hội đồng khu vực người Serbia tại Pristina (USMP) không chỉ phá hoại đối thoại với Belgrade, mà còn gửi thông điệp rằng người dân Serbia nên biến mất khỏi Kosovo.
Serbia cũng đang phải kiểm soát căng thẳng ở Bosnia, được thúc đẩy bởi nhà lãnh đạo địa phương của Serbia Milorad Dodik. Vucic nói rằng ông luôn kêu gọi các nhà lãnh đạo Serbia từ chối các kế hoạch ly khai, gồm cả những kế hoạch liên quan đến thành lập quân đội của họ. Vucic chia sẻ: “Tôi đã nói với Dodik rằng đừng thành lập quân đội và ông ấy đã chấp nhận điều đó. Hòa bình và ổn định là quan trọng nhất trong khu vực”.
Tổng thống Serbia cũng nói rằng "nhiều tay chơi" muốn vụ lợi trong việc gây mất ổn định vùng Balkan, nhưng ông đã nói với các nhà lãnh đạo EU rằng Serbia sẽ cố gắng duy trì hòa bình trong khu vực.
Trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) về việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của LHQ, Serbia bất ngờ đã bỏ phiếu tán thành. Sau đó, Tổng thống Aleksandar Vucic tối 7.4 cho biết quyết định ban đầu là bỏ phiếu trắng, nhưng Serbia đã chịu áp lực rất lớn từ tất cả các bên nên phải đổi phiếu. Ông Vucic nói “họ” đã gây áp lực lên Serbia với hàm ý “họ” là phương Tây đã "tống tiền" bằng các lệnh trừng phạt kinh tế vô tình liên lụy Serbia.