Các nhà hoạt động Myanmar đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền vào ngày 12.3 sau khi Hàn Quốc cho biết sẽ tạm ngừng trao đổi quốc phòng và xem xét lại viện trợ phát triển cho quốc gia Đông Nam Á vì quân đội đàn áp gay gắt các cuộc biểu tình.

Hàn Quốc trừng phạt quân đội Myanmar, luật sư cười nhạo lời buộc tội bà Suu Kyi nhận hối lộ

Nhân Hoàng | 12/03/2021, 14:35

Các nhà hoạt động Myanmar đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền vào ngày 12.3 sau khi Hàn Quốc cho biết sẽ tạm ngừng trao đổi quốc phòng và xem xét lại viện trợ phát triển cho quốc gia Đông Nam Á vì quân đội đàn áp gay gắt các cuộc biểu tình.

Các cuộc biểu tình hôm 12.3 diễn ra 1 ngày sau khi nhóm nhân quyền cho biết lực lượng an ninh đã giết chết 12 người biểu tình và luật sư của nhà lãnh đạo bị phế truất Aung San Suu Kyi chế nhạo các cáo buộc hối lộ chống lại bà.

Nhóm vận động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết số người biểu tình thiệt mạng đã lên tới hơn 70 kể từ cuộc đảo chính.

Bất chấp những yêu cầu lặp đi lặp lại của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hàn Quốc, ngày càng có nhiều nạn nhân ở Myanmar từ các hành động bạo lực của quân đội và cảnh sát”, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố.

Bộ Ngoại giao cho biết nước này sẽ đình chỉ trao đổi quốc phòng, cấm xuất khẩu vũ khí, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng chiến lược khác, xem xét lại viện trợ phát triển và cho phép công dân Myanmar ở lại Hàn Quốc cho đến khi tình hình được cải thiện.

Xuất khẩu quốc phòng cuối cùng từ Hàn Quốc sang Myanmar là vào năm 2019, nhưng Seoul vẫn chi hàng triệu USD cho các dự án phát triển ở quốc gia Đông Nam Á, theo dữ liệu được nộp cho Sáng kiến ​​Minh bạch Viện trợ Quốc tế.

Chính phủ Hàn Quốc sẽ xem xét lại một số hợp tác phát triển chưa xác định với Myanmar, nhưng tiếp tục các dự án liên quan trực tiếp đến sinh kế của người dân Myanmar và viện trợ nhân đạo.

han-quoc-ngung-trao-doi-quoc-phong-voi-myanmar.jpg
Một người chống đảo chính phun bình cứu hỏa khi chạy khỏi chướng ngại vật trong cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar

Các cuộc biểu tình đã được tổ chức ở thành phố Yangon lớn nhất Myanmar và một số thị trấn khác vào 12.3, theo các bức ảnh trên mạng xã hội do các nhân chứng và tổ chức tin tức đăng tải. Hiện chưa có báo cáo ngay lập tức về bạo lực.

Myanmar rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử của Suu Kyi trong cuộc đảo chính ngày 1.2, bắt giam bà và các quan chức của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) rồi thiết lập đội ngũ tướng lĩnh cầm quyền.

Hôm 11.3, phát ngôn viên quân đội Myanmar - Chuẩn tướng Zaw Min Tun nói bà Suu Kyi đã nhận các khoản thanh toán bất hợp pháp trị giá 600.000 USD cũng như vàng khi còn ở trong chính phủ, theo đơn khiếu nại từ Phyo Mien Thein - cựu Thủ hiến Yangon.

Thêm tội danh tham nhũng vào những cáo buộc mà Suu Kyi (75 tuổi) phải đối mặt có thể khiến bà bị phạt nặng hơn. Người từng đoạt giải Nobel Hòa bình hiện phải đối mặt với 4 cáo buộc, trong đó nhập khẩu bất hợp pháp 6 bộ đàm bộ đàm và vi phạm quy tắc hạn chế coronavirus.

Lời buộc tội này là trò đùa vui nhộn nhất. Bà ấy có thể có những điểm yếu khác nhưng không có điểm yếu về nguyên tắc đạo đức”, luật sư Khin Maung Zaw của Suu Kyi cho biết trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội.

Hôm 11.3 lại là ngày đẫm máu kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền. Trong số những người thiệt mạng có 8 nạn nhân ở thị trấn trung tâm Myaing khi lực lượng an ninh nổ súng vào một cuộc biểu tình.

Tại Yangon, người biểu tình tên Chit Min Thu đã bị giết ở quận North Dagon. Vợ của anh, Aye Myat Thu, nói với Reuters rằng chồng mình đã khăng khăng muốn tham gia các cuộc biểu tình bất chấp lời kêu gọi rằng nên ở nhà vì con trai của họ.

Anh ấy nói điều đó thật đáng chết. Anh ấy lo lắng về việc mọi người không tham gia biểu tình. Nếu vậy, dân chủ sẽ không trở lại đất nước”, cô nói trong nước mắt.

Cuộc đổ máu cũng diễn ra vài giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi quân đội kiềm chế khi lực lượng này đang cố gắng dập tắt các cuộc biểu tình chống đảo chính và đình công hàng ngày.

Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ kêu gọi mọi người không được thu mình. Trong các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, họ kêu gọi biểu tình vào đêm 12.3. Các cuộc đình công cũng như các chiến dịch bất tuân dân sự làm tê liệt nền kinh tế Myanmar tiếp tục diễn ra.

Những người biểu tình dưới ánh nến tưởng niệm nạn nhân thường xuyên hơn trong những tuần gần đây bất chấp lệnh giới nghiêm.

"Phạm tội chống lại loài người"

Nhà điều tra nhân quyền của Liên Hợp Quốc - Thomas Andrews nói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva rằng quân đội Myanmar có thể đã phạm tội ác chống lại loài người. Ông kêu gọi các biện pháp trừng phạt đa phương với quân đội Myanmar và công ty năng lượng nhà nước Myanmar Oil and Gas Enterprise.

Quân đội Myanmar đã không bình luận về những cái chết mới nhất. Song, người phát ngôn quân đội Myanmar cho biết hôm 11.3 rằng lực lượng an ninh đã bị kỷ luật và chỉ sử dụng vũ lực khi cần thiết.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc quân đội Myanmar sử dụng vũ lực gây chết người với những người biểu tình và cho biết nhiều vụ giết người mà họ đã ghi nhận là các vụ hành quyết ngoài tư pháp.

Bà Suu Kyi đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ để lật đổ sự cai trị của quân đội dưới các chính quyền trước đây và từng bị quản thúc tại gia khoảng 15 năm.

Quân đội Myanmar đã biện minh cho việc nắm chính quyền rằng, cuộc bầu cử vào tháng 11.2020 mà đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo đã bị hủy hoại bởi gian lận, song Ủy ban bầu cử bác bỏ điều này.

Quân đội Myanmar thông báo sẽ chỉ nắm chính quyền trong một thời gian nhất định trước khi tổ chức cuộc bầu cử mới. Chính phủ quân sự cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài trong 1 năm nhưng chưa ấn định ngày tổ chức bầu cử.

Bài liên quan
90% cảnh sát Myanmar có tâm lý ủng hộ người biểu tình
Đó là ước tính theo cảm nhận của 3 người tự xưng cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ. Họ tiết lộ cảnh sát trong nước đa phần đều ủng hộ phong trào biểu tình chống đảo chính quân sự.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc trừng phạt quân đội Myanmar, luật sư cười nhạo lời buộc tội bà Suu Kyi nhận hối lộ