Hôm 31.3, BBC News cho biết một trong các nhà báo của họ ở Trung Quốc đã chuyển đến Đài Loan, động thái diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh chỉ trích về các báo cáo của đài truyền hình Anh về các cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương.

Nhà báo BBC rời Trung Quốc tới Đài Loan sau cáo buộc phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng hiếp

Nhân Hoàng | 31/03/2021, 15:01

Hôm 31.3, BBC News cho biết một trong các nhà báo của họ ở Trung Quốc đã chuyển đến Đài Loan, động thái diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh chỉ trích về các báo cáo của đài truyền hình Anh về các cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương.

Trong tuyên bố trên một trong những tài khoản Twitter chính thức của mình, BBC News không nêu rõ lý do nhà báo John Sudworth rời Bắc Kinh.

BBC News cho biết: “Công việc của John đã phơi bày sự thật mà chính quyền Trung Quốc không muốn thế giới biết. BBC tự hào về phóng sự của John từng đoạt giải thưởng trong thời gian ở Bắc Kinh và anh ấy vẫn là phóng viên Trung Quốc của chúng tôi”.

Bắc Kinh đã cắt sóng BBC World News vào tháng trước để đáp lại điều mà Đại sứ quán Trung Quốc ở London gọi là “sự ngụy tạo không ngừng về lời nói dối của thế kỷ khi đưa tin về Trung Quốc”.

nha-bao-bbc-roi-trung-quoc-den-dai-loan.jpg
Nhà báo John Sudworth rời Trung Quốc tới Đài Loan

BBC đã đăng bài viết vào tháng 2.2021 rằng phụ nữ trong các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị hãm hiếp, lạm dụng tình dục và tra tấn.

John Sudworth không phải là một trong những nhà báo BBC được ghi nhận trong bài viết, dù ông đã bị chỉ trích đích danh bởi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như các phương tiện truyền thông nhà nước và đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn.

Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng bài viết của BBC là sai sự thật và cũng mạnh mẽ phủ nhận các tuyên bố khác về vi phạm nhân quyền ở Tân Cương do các chính phủ cùng nhóm nhân quyền phương Tây nêu ra.

Hôm 31.3, Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc), dẫn lời một quan chức Tân Cương nói rằng một số cá nhân trong khu vực có kế hoạch kiện BBC vì “sản xuất tin giả, tung tin đồn về Tân Cương và phỉ báng chính sách của Trung Quốc trong khu vực này”.

BBC đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Người phát ngôn cơ quan ngoại giao Đài Loan - Âu Giang An nói với Reuters rằng không thể bình luận về các trường hợp cá nhân nhưng nói: “Chúng tôi hoan nghênh tất cả các phóng viên từ các hãng truyền thông đến Đài Loan và được hưởng quyền tự do báo chí và ngôn luận”.

Hôm 4.2, Ofcom (cơ quan quản lý truyền thông Anh) đã thu hồi giấy phép của CGTN, kênh tiếng Anh của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV, sau khi kết luận rằng đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc có trách nhiệm biên tập cuối cùng với kênh này.

Hôm 5.2, tờ Telegraph (Anh) đưa tin rằng Anh đã trục xuất 3 điệp viên Trung Quốc trong năm qua bằng thị thực báo chí.

Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây gia tăng các cuộc công kích vào cái mà họ gọi là bài viết sai lệch từ BBC về các chủ đề khác nhau, từ coronavirus đến Tân Cương và Hồng Kông.

Tôi rất nghi ngờ rằng BBC đã bị các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh xúi giục. Nó đã trở thành pháo đài của cuộc chiến dư luận phương Tây chống lại Trung Quốc”, Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu, viết trên Twitter.

Những lời chỉ trích của Bộ Ngoại giao Trung Quốc với BBC là một trong những xu hướng hàng đầu trên nền tảng truyền thông xã hội Weibo vào ngày 5.2.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên cho biết trên Twitter: “BBC sẽ không nên thành tập đoàn phát thanh truyền hình xấu xa”.

Các chương trình phát sóng của BBC, giống như hầu hết các hãng thông tấn lớn ở phương Tây, đều bị chặn ở Trung Quốc.

Một số người kêu gọi Trung Quốc trục xuất BBC để phản ứng với việc giấy phép của CGTN bị thu hồi ở Anh.

Đài BBC đã đóng tại Bắc Kinh từ lâu, nhưng vẫn luôn giữ thành kiến ​​về ý thức hệ và phát đi những tin tức giả mạo từ nền tảng của mình, cố tình bôi nhọ Trung Quốc. Sau rất nhiều năm, đã đến lúc chúng ta hành động”, một người dùng Weibo cho biết.

Việc đưa tin của BBC về Tân Cương đã bị chỉ trích nặng nề sau bài viết hôm 3.2 rằng phụ nữ trong các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương bị hãm hiếp, lạm dụng tình dục, tra tấn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao – Uông Văn Bân nói bài viết "hoàn toàn không có cơ sở thực tế và những người được BBC phỏng vấn đã được chứng minh nhiều lần là những kẻ phổ biến thông tin sai lệch".

Năm ngoái, một bài viết của nhà nghiên cứu người Đức - Adrian Zenz do Tổ chức Jamestown Foundation có trụ sở tại Washington, Mỹ công bố đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng biện pháp triệt sản cưỡng bức, cưỡng bức phá thai và cưỡng chế kế hoạch hóa gia đình với người Hồi giáo thiểu số. Trung Quốc cho rằng các cáo buộc này là vô căn cứ và sai sự thật.

Bài liên quan
Twitter khóa tài khoản Đại sứ quán Trung Quốc ở Mỹ vì tweet liên quan phụ nữ Duy Ngô Nhĩ
Twitter cho biết đã khóa tài khoản Đại sứ quán Trung Quốc ở Mỹ vì tweet bảo vệ các chính sách của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương, mà nền tảng truyền thông xã hội này cho rằng vi phạm chính sách của công ty về “khử nhân tính”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà báo BBC rời Trung Quốc tới Đài Loan sau cáo buộc phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng hiếp