Hiện Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM đã thu dung hơn 400 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Qua xét nghiệm cho thấy tất cả các bệnh nhân này đều nhiễm biến thể Delta.

Phó giám đốc BV Hồi sức COVID-19 TP.HCM: Nhiều bệnh nhân dưới 25 tuổi cần thở máy

Sơn Vân/Video: VTV24 | 26/07/2021, 21:45

Hiện Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM đã thu dung hơn 400 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Qua xét nghiệm cho thấy tất cả các bệnh nhân này đều nhiễm biến thể Delta.

Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM, chia sẻ về mức độ nguy hiểm của biến thể Delta.

"Số lượng bệnh nhân nặng và nguy kịch, tổn thương phổi đã rất nhiều. Những bệnh nhân trẻ cũng có. Tại trung tâm này, hơn 2/3 là bệnh nhân trên 50 tuổi và có bệnh lý nền thì diễn tiến trong tình trạng là tổn thương 2 phổi, cần thở máy chức năng cao. Ngay cả những bệnh nhân trẻ, 28, 30 và thậm chí có nhiều bệnh nhân dưới 25 tuổi cần máy thở. Đặc biệt là bệnh nhân liên quan đến sản khoa, thai phụ thì tổn thương phổi của họ lại càng rất lớn. Do đó, biến thể này so với những chủng trước đây thì ta thấy mức độ nguy hiểm và mức độ tổn thương, suy hô hấp, thiếu oxy là rất lớn", bác sĩ Trần Thanh Linh cho hay.

Về dấu hiệu bệnh nhân COVID-19 từ nhẹ chuyển sang nặng, bác sĩ Linh nói: "Trong tuần đầu và chuyển biến sang tuần thứ hai thì bệnh nhân có tần số thở bắt đầu nhanh hơn, nhanh lên. Ví dụ bệnh nhân có nhịp thở, tần số thở tăng hơn 20 - 25 lần... Nhip tim bệnh nhân có xu hướng bắt đầu tăng. Đó là dấu hiệu bệnh nhân chưa có triệu chứng bắt đầu chuyển sang có triệu chứng và dần dần chuyển sang nặng".

Biến thể Delta lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ vào tháng 12.2020. Nó nhanh chóng trở thành biến thể thống trị, áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ và xuất hiện ở Vương quốc Anh ngay sau đó.

Một nghiên cứu cho thấy biến thể Delta có thể truyền nhanh hơn các chủng khác vì tạo ra nhiều bản sao của chính nó bên trong cơ thể chúng ta với tốc độ nhanh hơn.

Khi các nhà khoa học ở Trung Quốc so sánh hàng chục trường hợp nhiễm biến thể Delta với vi rút từ giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, họ nhận thấy rằng những bệnh nhân nhiễm chủng này có tải lượng vi rút cao gấp 1.260 lần.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói chủng Delta có tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với trước do khả nang bám dính với tế bào vật chủ, nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào dẫn đến việc phá huỷ tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn.

"Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây tính toán", ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Đặc điểm của biến chủng Delta hoành hành tại TP.HCM là có tỉ trọng nhẹ hơn các chủng khác nên thời gian chúng lơ lửng trong không khí lâu hơn (có thể đến 16 giờ) trước khi rơi xuống bề mặt.

Để tự bảo vệ bản thân trước biến thể Delta, các chuyên gia đưa ra lời khuyên là hạn chế tập trung ở những nơi không gian kín, đeo khẩu trang ở bất cứ nơi nào và giữ khoảng cách tối thiểu với người khác là 2m.

Bài liên quan
Chủng Delta tạo bản sao vi rút trong đường hô hấp nhiều hơn 1.000 lần SARS-CoV-2 ban đầu
Người nhiễm biến thể Delta có số lượng bản sao vi rút trong đường hô hấp nhiều hơn khoảng 1.000 lần so với những người nhiễm phiên bản SARS-CoV-2 ban đầu ở Vũ Hán.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó giám đốc BV Hồi sức COVID-19 TP.HCM: Nhiều bệnh nhân dưới 25 tuổi cần thở máy