Truyền thông Trung Quốc vừa tiết lộ có 4 binh sĩ nước này thiệt mạng trong cuộc đụng độ đẫm máu ở biên giới Himalaya với quân đội Ấn Độ vào tháng 6.2020

Trung Quốc lần đầu tiết lộ số binh sĩ chết trong cuộc chiến đẫm máu với Ấn Độ ở biên giới

Nhân Hoàng | 19/02/2021, 09:02

Truyền thông Trung Quốc vừa tiết lộ có 4 binh sĩ nước này thiệt mạng trong cuộc đụng độ đẫm máu ở biên giới Himalaya với quân đội Ấn Độ vào tháng 6.2020

Chen Hongjun, Chen Xiangrong, Xiao Siyuan và Wang Zhuoran đã thiệt mạng vào thời điểm mà truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả là "cuộc đấu tranh khốc liệt chống lại quân đội nước ngoài" đã vi phạm thỏa thuận và xâm nhập vào phía lãnh thổ Trung Quốc.

Trung Quốc và Ấn Độ đã đổ lỗi cho nhau về cuộc giao tranh ở phía tây dãy Himalaya, trong đó những người lính chiến đấu với nhau bằng gậy và đá đính đinh.

Trước đó, Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ của họ thiệt mạng trong cuộc đụng độ, trong khi Trung Quốc thừa nhận có thương vong nhưng không tiết lộ chi tiết.

Chen Hongjun được truy tặng danh hiệu "Người bảo vệ anh hùng biên cương", còn ba binh sĩ Trung Quốc khác cũng được tặng bằng khen hạng nhất.

Hai nước đã tìm cách giảm leo thang tình hình ở biên giới, dù có "cuộc đối đầu nhỏ" khác giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vào tháng 1.2021 dọc theo biên giới tranh chấp.

Các hình ảnh vệ tinh công bố hôm 17.2 cho thấy Trung Quốc đã phá dỡ hàng chục công trình và di chuyển phương tiện để dọn sạch toàn bộ các trại dọc theo biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya, nơi quân đội nước này và Ấn Độ đã đối đầu trực diện kể từ mùa hè năm ngoái.

Hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân tuần trước đã công bố kế hoạch rút quân, xe tăng và các thiết bị khác khỏi bờ Pangong Tso, một hồ băng ở vùng Ladakh, nơi trở thành tâm điểm trong cuộc tranh chấp biên giới kéo dài.

Do Maxar Technologies cung cấp, hình ảnh vệ tinh của một số khu vực trên bờ phía bắc Pangong Tso cho thấy  nhiều trại quân đội  Trung Quốc (có thể được nhìn thấy ở đó vào cuối tháng 1.2021) đã bị dỡ bỏ.

trung-quoc-don-sach-trai-quan-su-dieu-xe-tang-khoi-diem-nong-bien-gioi-voi-an-do.jpg
Hình ảnh vệ tinh hôm 16.2 cho thấy Trung Quốc dọn sạch các trại quân đội, điều phương tiện khỏi điểm nóng biên giới với Ấn Độ
trung-quoc-don-sach-trai-quan-su-dieu-xe-tang-khoi-diem-nong-bien-gioi-voi-an-do3.jpg
Doanh trại quân sự của Trung Quốc vẫn dày đặc hôm 30.1

Hành động tương tự cũng đang xảy ra từ phía chúng tôi”, một quan chức Ấn Độ ở Thủ đô New Delhi, người đề nghị giấu tên, nói với Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ - Rajnath Singh nói với Quốc hội rằng cả hai bên đã đồng ý rút quân "theo từng giai đoạn, phối hợp và xác minh" xung quanh Pangong Tso, sau đó các chỉ huy quân sự sẽ thảo luận về việc chấm dứt bế tắc ở các khu vực khác của biên giới Ladakh.

Căng thẳng bắt đầu gia tăng dọc theo biên giới trên cao vào tháng 4.2020 khi Ấn Độ cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm nhập vào phía bên của Đường kiểm soát thực tế, biên giới trên thực tế. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, nói rằng họ đang hoạt động trong khu vực của riêng mình.

Cuộc đối đầu đã trở nên căng thẳng vào tháng 6.2020 khi 20 binh sĩ Ấn Độ đã chết trong các cuộc đụng độ tay đôi ở vùng Galwan của Ladakh - thương vong đầu tiên như vậy dọc theo biên giới dài 3.500 km trong nhiều thập kỷ qua.

Bất chấp một số vòng đàm phán ngoại giao và quân sự sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã không thể đạt được một thỏa thuận cho đến tháng 2.2021, khiến giai đoạn đầu tiên đang diễn ra của cuộc rút quân trở nên quan trọng.

Điều đang xảy ra hiện nay là bất cứ nơi nào quân đội tiếp xúc trực tiếp với nhau, đặc biệt là phía bắc và phía nam của Pangong Tso, cả hai bên đã lùi lại một bước để giảm căng thẳng và mở đường cho việc giảm leo thang hơn nữa”, quan chức Ấn Độ nói.

Các video và hình ảnh do quân đội Ấn Độ công bố hồi đầu tuần cũng cho thấy phía Trung Quốc đang tháo dỡ boongke và lều trại, đồng thời xe tăng, binh lính và phương tiện di chuyển ra ngoài như một phần của quá trình rút quân. Song, một số chuyên gia cảnh báo rằng việc rút quân hiện tại chỉ là bước đầu tiên trong quá trình có khả năng kéo dài.

Cựu cố vấn An ninh Quốc gia của Ấn Độ, Shivshankar Menon, nói với hãng tin The Wire: “Vẫn chưa có gì là gần như hoàn toàn giải phóng hoặc thỏa thuận về những gì chúng ta nên làm. Chúng ta cần nhiều hơn là chỉ đơn thuần là sự thoải mái. Chúng ta cần trở lại các vị trí như trước tháng 4 năm ngoái”.

Kể từ sau cuộc chiến biên giới hồi tháng 6.2020, tâm lý “tẩy chay Trung Quốc” đã lan rộng trên các phương tiện truyền thông xã hội của Ấn Độ khi mọi người đăng các video tàn phá các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.

Hôm 29.6.2020, Ấn Độ cấm 59 ứng Trung Quốc, trong đó có TikTokWeChat, Baidu, UC Brower của Alibaba, Mi Community và Mi Video Call của Xiaomi, BIGO Live, SHAREit, Likee, Weibo.  Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ tuyên bố rằng các ứng dụng này "phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, quốc phòng của Ấn Độ, an ninh của nhà nước và trật tự công cộng".

Hôm 2.9.2020, Ấn Độ đã cấm 118 ứng dụng Trung Quốc khác, bao gồm game nổi tiếng PUBG của Tencent, khi tăng cường sức ép lên các công ty công nghệ Trung Quốc sau bế tắc ở biên giới.

Hôm 24.11.2020, Chính phủ Ấn Độ đã cấm thêm 43 ứng dụng Trung Quốc theo mục 69A của Đạo luật Công nghệ Thông tin.

Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử đã ban hành lệnh chặn truy cập các ứng dụng này dựa trên báo cáo toàn diện nhận được từ Trung tâm Điều phối Tội phạm mạng Ấn Độ.

Website mua sắm nổi tiếng AliExpress nằm trong số 43 ứng dụng bị cấm, điều này giáng một đòn mạnh vào thương mại điện tử lớn Alibaba của Trung Quốc. Đây là một bước thụt lùi khác với Alibaba sau khi đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá 37 tỉ USD của Ant Group bị tạm dừng tại Trung Quốc.

Bài liên quan
‘Xung đột Ấn Độ - Trung Quốc có thể vượt tầm kiểm soát dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 3’
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát với hỏa lực được triển khai trong các cuộc đụng độ biên giới, chuyên gia quốc phòng Shashank Joshi nhận định.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc lần đầu tiết lộ số binh sĩ chết trong cuộc chiến đẫm máu với Ấn Độ ở biên giới