Một nghiên cứu mới cho thấy vi rút gây bệnh COVID-19 có thể bắt đầu lây lan ở Trung Quốc vào đầu tháng 10.2019, hai tháng trước khi trường hợp đầu tiên được xác định tại thành phố Vũ Hán.

'Vi rút có thể bắt đầu lây lan ở Trung Quốc 2 tháng trước khi Vũ Hán phát hiện ca COVID-19 đầu tiên'

Nhân Hoàng | 25/06/2021, 10:14

Một nghiên cứu mới cho thấy vi rút gây bệnh COVID-19 có thể bắt đầu lây lan ở Trung Quốc vào đầu tháng 10.2019, hai tháng trước khi trường hợp đầu tiên được xác định tại thành phố Vũ Hán.

Theo Reuters, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kent (Anh) đã sử dụng các phương pháp từ khoa học bảo tồn để ước tính rằng SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11.2019, theo một bài báo đăng trên tạp chí PLOS Pathogens.

Họ ước tính rằng ngày có nhiều khả năng nhất cho sự xuất hiện của SARS-CoV-2 là ngày 17.11.2019 và nó có thể đã lây lan trên toàn cầu vào tháng 1.2020.

Ca COVID-19 chính thức đầu tiên được Trung Quốc xác nhận là vào tháng 12.2019 và có liên quan đến chợ thủy sản Hoa Nam ở Vũ Hán. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc COVID-19 ban đầu không có mối liên hệ nào với chợ Hoa Nam, có nghĩa là SARS-CoV-2 đã được lưu hành trước đó.

Một nghiên cứu chung do Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào cuối tháng 3.2021 thừa nhận có thể đã có những ca mắc COVID-19 lẻ tẻ ở người trước khi bùng phát ở Vũ Hán.

Trong một bài báo được phát hành trong tuần này dưới dạng bản in trước, Tiến sĩ sinh vật học Jesse Bloom của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ đã tuyên bố tìm thấy dữ liệu 13 trình tự gien của những ca mắc COVID-19 sớm nhất tại TP.Vũ Hán, từng bị xóa đi hòng che giấu sự tồn tại của chúng.

Dữ liệu cho thấy rằng các mẫu lấy từ chợ Hoa Nam "không phải là đại diện" của SARS-CoV-2 nói chung, là một biến thể của chuỗi tiền thân đã được lưu hành trước đó và lây lan sang các vùng khác của Trung Quốc.

vi-rut-co-the-lay-lan-o-trung-quoc-2-thang-truoc-khi-vu-han-phat-hien-ca-covid-19-dau-tien.jpg
Nhân viên mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng xuống mặt đất ở chợ trong chuyến thăm của nhóm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được giao nhiệm vụ điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 31.1

Các nhà phê bình cho rằng việc xóa dữ liệu là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang cố gắng che đậy nguồn gốc của COVID-19.

"Tại sao các nhà khoa học lại đòi hỏi cơ sở dữ liệu quốc tế và dữ liệu quan trọng thông báo cho chúng tôi về cách COVID-19 bắt đầu ở Vũ Hán đã bị xóa? Đó là câu hỏi mà bạn có thể tự trả lời", Alina Chan, một nhà nghiên cứu của Viện Broad của Harvard, viết trên Twitter.

Stuart Turville, Phó giáo sư tại Viện Kirby - tổ chức nghiên cứu y tế của Úc, người đang trả lời nghiên cứu của Đại học Kent, cho biết các mẫu huyết thanh vẫn cần được kiểm tra để xác định rõ hơn nguồn gốc của COVID-19.

Ông nói: “Thật không may với áp lực hiện tại của giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm và sự nhạy cảm trong việc thực hiện nghiên cứu tiếp theo này ở Trung Quốc, có lẽ phải một lúc nào đó chúng ta mới thấy được những báo cáo như vậy.

Bài liên quan
G7 đòi WHO minh bạch trong điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc giai đoạn 2
Các nhà lãnh đạo G7 hôm 13.6 đã chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi giữ mức độ tự chủ cao cho Hồng Kông, yêu cầu cuộc điều tra đầy đủ và kỹ lưỡng về nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Vi rút có thể bắt đầu lây lan ở Trung Quốc 2 tháng trước khi Vũ Hán phát hiện ca COVID-19 đầu tiên'