Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) kêu gọi Interpol làm việc với cảnh sát Indonesia để bắt giữ lãnh đạo quân đội Myanmar - Min Aung Hlaing.

Chính phủ Thống nhất Quốc gia kêu gọi Interpol bắt lãnh đạo quân đội Myanmar ở Indonesia

Nhân Hoàng | 23/04/2021, 07:01

Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) kêu gọi Interpol làm việc với cảnh sát Indonesia để bắt giữ lãnh đạo quân đội Myanmar - Min Aung Hlaing.

Hàng triệu người Myanmar đối mặt với nạn đói

Tình trạng mất an ninh lương thực đang gia tăng mạnh ở Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự và cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng, với hàng triệu người dự kiến ​​sẽ bị đói trong những tháng tới, Liên Hợp Quốc cho biết hôm 22.4.

Một phân tích của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho thấy sẽ có thêm 3,4 triệu người nữa sẽ phải vật lộn để đủ tiền mua thực phẩm trong vòng 3 đến 6 tháng tới với các khu vực thành thị bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mất việc làm trong ngành sản xuất, xây dựng và dịch vụ cũng như giá lương thực tăng.

Giám đốc WFP Myanmar - Stephen Anderson nói: “Ngày càng có nhiều người nghèo bị mất việc làm và không đủ tiền mua thực phẩm. Cần phải có một phản ứng phối hợp ngay bây giờ để giảm bớt đau khổ ngay lập tức và ngăn chặn sự suy thoái đáng báo động về an ninh lương thực".

WFP cho biết giá gạo và dầu ăn trên thị trường đã tăng lần lượt 5% và 18% kể từ cuối tháng 2.2021, với dấu hiệu cho thấy các gia đình ở Yangon (thành phố lớn nhất Myanmar) bỏ bữa, ăn ít dinh dưỡng hơn và lâm vào cảnh nợ nần.

WFP có kế hoạch mở rộng hoạt động, tăng gấp ba lần số người mà cơ quan này hỗ trợ lên tới 3,3 triệu người và đang quyên được 106 triệu USD.

Quân đội Myanmar đã lật đổ chính phủ dân sự được bầu cử dân chủ vào ngày 1.2 khiến quốc gia Đông Nam Á rơi vào tình trạng hỗn loạn, đàn áp các cuộc biểu tình lớn và phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc bằng vũ lực tàn bạo, giết chết 738 người.

Cuộc khủng hoảng đã khiến hệ thống ngân hàng lâm vào bế tắc, nhiều chi nhánh phải đóng cửa, khiến các doanh nghiệp không thể thanh toán và khách không thể rút tiền mặt.

Nhiều người phụ thuộc vào tiền gửi về từ người thân ở nước ngoài. Hầu hết xuất nhập khẩu đã bị tạm dừng và các nhà máy đóng cửa.

Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Myanmar sẽ giảm 10% vào năm 2021, một sự đảo ngược so với các xu hướng tích cực trước đó.

Trước cuộc đảo chính, WFP cho biết khoảng 2,8 triệu người ở Myanmar bị coi là không đảm bảo lương thực.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Myanmar, vốn đang phát triển trước khi nó xuất hiện sau nhiều thập kỷ bị cô lập và quản lý tài chính yếu kém dưới các chính phủ quân sự cũ.

Chính phủ Thống nhất Quốc gia kêu gọi Interpol bắt lãnh đạo quân đội Myanmar

Tối 22.4, Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) kêu gọi Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế) làm việc với cảnh sát Indonesia để bắt giữ lãnh đạo quân đội Myanmar - Min Aung Hlaing khi ông này đến Thủ đô Jakarta để tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) vào ngày 24.4. NUG đưa ra lời đề nghị này trên trang Facebook của mình.

Tuần trước, các chính trị gia ủng hộ dân chủ, bao gồm cả các thành viên Quốc hội bị lật đổ, đã tuyên bố thành lập NUG trên danh nghĩa bao gồm bà Suu Kyi, các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình và người dân tộc thiểu số.

NUG cho biết họ là cơ quan hợp pháp ở Myanmar và yêu cầu sự công nhận của quốc tế kèm lời mời tham dự cuộc họp ASEAN ở Indonesia.

Một nhóm các nhà lập pháp ASEAN cũng cho biết NUG nên được mời.

"ASEAN không thể thảo luận thỏa đáng về tình hình ở Myanmar nếu không nghe và nói chuyện với NUG. ASEAN phải làm rõ rõ ràng rằng Thượng tướng Min Aung Hlaing không ở đó với tư cách là đại diện của nhân dân Myanmar, những người hoàn toàn bác bỏ chính sách man rợ của ông ấy", các nghị sĩ ASEAN về nhân quyền tuyên bố.

chinh-phu-thong-nhat-quoc-gia-keu-goi-interpol-bat-lanh-dao-quan-doi(1).jpg
Lãnh đạo quân đội Myanmar - Thượng tướng Min Aung Hlaing

Trước đó, truyền hình nhà nước Myanmar do quân đội Myanmar điều hành thông báo rằng tất cả các thành viên nội các của NUG do Ủy ban Đại diện cho Hạ viện Myanmar (CPRH) thành lập gần đây, bao gồm cả phó tổng thống, các bộ trưởng và thứ trưởng, đã bị buộc tội cao phản quốc và liên kết trái pháp luật.

Người phát ngôn quân đội Myanmar - Zaw Min Tun cho biết Thống tướng Min Aung Hlaing sẽ tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Thủ đô Jakarta, Indonesia.

Quốc vương Brunei - Hassanal Bolkiah, đương kim Chủ tịch ASEAN, đã mời các nhà lãnh đạo khu vực thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin sẽ dự cuộc họp này, Bộ trưởng Ngoại giao Hishammuddin Hussein cho biết và nói thêm rằng ông sẽ tháp tùng Thủ tướng.

Sau Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, một nhà lãnh đạo cấp cao khác sẽ vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN là Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ông ở lại nước để tập trung xử lý COVID-19, theo Bộ Ngoại giao Philippines.

"Philippines ủng hộ mạnh mẽ việc triệu tập cuộc họp ngay cả khi không có sự tham dự đầy đủ của tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN", Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.

Myanmar rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 1.2 với các cuộc biểu tình gần như hàng ngày chống đảo chính bất chấp cuộc đàn áp chết người.

ASEAN cố gắng giúp Myanmar thoát khỏi tình trạng hỗn loạn đẫm máu do cuộc đảo chính gây ra, nhưng các nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhóm 10 quốc gia đã hạn chế khả năng này.

Trung Quốc hy vọng hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ giúp Myanmar 'hạ cánh mềm’

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị hôm 22.4 cho biết nước này hy vọng hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới về Myanmar sẽ mở đường cho "cuộc hạ cánh mềm".

Cuộc họp cũng là một phép thử đối với ASEAN, theo truyền thống, không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia thành viên và hoạt động bằng sự đồng thuận.

Ngoại trưởng Vương Nghị, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, cho biết: “Phía Trung Quốc hy vọng cuộc gặp sẽ dẫn đến một khởi đầu tốt đẹp nhằm giúp hiện thực hóa một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho tình hình Myanmar”.

Ông Vương Nghị đã nói chuyện với bộ trưởng ngoại giao Thái Lan và Brunei.

chinh-phu-thong-nhat-quoc-gia-keu-goi-interpol-bat-lanh-dao-quan-doi3.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị

Trung Quốc không phải là thành viên ASEAN, nhưng được đưa vào ASEAN+3 cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc có tham dự cuộc họp hôm 24.4 tại Jakarta hay không.

"Sự can thiệp không thích hợp từ bên ngoài khu vực nên tránh” là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn lời ông Vương Nghị.

Ông Vương Nghị cho biết: “Thực tiễn đã chứng minh rằng việc gây sức ép mạnh mẽ của các lực lượng nước ngoài một cách mù quáng sẽ không giúp giải quyết các vấn đề nội bộ của một quốc gia, mà sẽ mang lại sự xáo trộn hoặc thậm chí xấu đi cho tình hình, ảnh hưởng và gây mất ổn định khu vực”.

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt trừng phạt với Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự và cho biết sẽ có hành động tiếp theo.

"Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế có thái độ khách quan, công bằng và làm nhiều hơn nữa để xoa dịu căng thẳng ở Myanmar, thay vì ngược lại. Trung Quốc sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ với ASEAN và tiếp tục xử lý bất kỳ công việc nào liên quan đến Myanmar theo cách riêng", ông Vương Nghị nói.

Bài liên quan
Lãnh đạo quân đội Myanmar dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia, Chính phủ Thống nhất Quốc gia phản đối
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar - Min Aung Hlaing sẽ tham dự hội nghị cấp cao ASEAN trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi đảo chính.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ Thống nhất Quốc gia kêu gọi Interpol bắt lãnh đạo quân đội Myanmar ở Indonesia