Các nhà hoạt động chống đảo chính ở Myanmar hôm 21.4 đã phát động cuộc biểu tình kêu gọi trả tự do cho tù nhân bị giam giữ khi Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing sắp dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở nước này.

Chính phủ Thống nhất Quốc gia kêu gọi quân nhân Myanmar lật đổ Thống tướng Min Aung Hlaing cứu dân

Nhân Hoàng | 21/04/2021, 18:02

Các nhà hoạt động chống đảo chính ở Myanmar hôm 21.4 đã phát động cuộc biểu tình kêu gọi trả tự do cho tù nhân bị giam giữ khi Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing sắp dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở nước này.

Theo trang Nikkei, người phát ngôn quân đội Myanmar - Zaw Min Tun cho biết Thống tướng Min Aung Hlaing sẽ tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) tại Thủ đô Jakarta, Indonesia vào 24.4.

Khi được hỏi liệu Tổng tư lệnh Zaw Min Tun có đi Jakarta hay không, Zaw Min Tun nói "ông chắc chắn sẽ đi".

Zaw Min Tun phủ nhận thông tin trên mạng xã hội rằng 11 sĩ quan quân đội cấp cao đang bị quản thúc tại gia, gọi các báo cáo này là tin đồn. "Các sĩ quan đang bận rộn với nhiệm vụ của họ ở Naypyidaw (thủ đô Myanmar)", ông nói.

chinh-phu-thong-nhat-quoc-gia-keu-goi-quan-nhan-myanmar-lat-do-thong-tuong-min-aung-hlaing.jpg
Lãnh đạo quân đội Myanmar - Min Aung Hlaing sẽ dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia vào ngày 24.4 tới

Quốc vương Brunei - Hassanal Bolkiah, đương kim Chủ tịch ASEAN, đã mời các nhà lãnh đạo khu vực thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin sẽ dự cuộc họp này, Bộ trưởng Ngoại giao Hishammuddin Hussein cho biết và nói thêm rằng ông sẽ tháp tùng Thủ tướng.

Myanmar rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 1.2 với các cuộc biểu tình gần như hàng ngày chống đảo chính bất chấp cuộc đàn áp chết người, trong đó hàng trăm người đã thiệt mạng.

ASEAN cố gắng giúp Myanmar thoát khỏi tình trạng hỗn loạn đẫm máu do cuộc đảo chính gây ra, nhưng các nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhóm 10 quốc gia đã hạn chế khả năng này.

Quân đội Myanmar tỏ ra ít sẵn sàng đàm phán với các nước láng giềng và không có dấu hiệu muốn nói chuyện với các thành viên của chính phủ mà họ bị lật đổ, cáo buộc một số người trong số họ tội phản quốc và có thể bị trừng phạt bằng cái chết.

Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết 738 người đã bị lực lượng an ninh giết hại kể từ cuộc đảo chính và 3.300 người đang bị giam giữ, trong đó có 20 người bị kết án tử hình.

Hôm 21.4, nhiều người biểu tình tham gia Chiến dịch Áo xanh bằng cách đăng những bức ảnh họ mặc áo xanh lên các trang mạng xã hội. Nhiều người đã viết trên tay những thông điệp có nội dung "Hãy trả tự do cho sinh viên của chúng tôi" hoặc "Aung San Suu Kyi".

Chiến dịch Áo xanh đã bắt đầu từ nhiều năm trước bởi những người biểu tình đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị và thỉnh thoảng được hồi sinh bởi các nhà hoạt động, chính trị gia.

Những chiếc áo xanh này cũng nhằm tưởng nhớ nhà hoạt động dân chủ Win Tin, người đã bị quân đội bắt giam 19 năm. Sau khi được thả, Win Tin cam kết sẽ mặc áo xanh cho đến khi tất cả các tù nhân chính trị được trả tự do. Ông qua đời vào ngày 21.4.2014.

"Xin hãy lên tiếng và yêu cầu trả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ một cách bất công dưới chính quyền quân sự", lãnh đạo cuộc biểu tình - Ei Thinzar Maung viết trên Facebook.

Chính quyền quân sự đã trả tự do cho hàng ngàn người kể từ cuộc đảo chính nhưng tương đối ít người có liên quan đến các cuộc biểu tình.

Trong khi đó, đài truyền hình MWD do quân đội Myanmar hậu thuẫn hôm 20.4 đưa tin rằng Bộ Nội vụ đã tuyên bố Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) do những người phản đối chính quyền thành lập là bất hợp pháp.

Tuần trước, các chính trị gia ủng hộ dân chủ, bao gồm cả các thành viên Quốc hội bị lật đổ, đã tuyên bố thành lập NUG trên danh nghĩa bao gồm bà Suu Kyi, các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình và người dân tộc thiểu số.

NUG cho biết họ là cơ quan hợp pháp ở Myanmar và yêu cầu sự công nhận của quốc tế kèm lời mời tham dự cuộc họp ASEAN ở Indonesia.

Một nhóm các nhà lập pháp ASEAN cũng cho biết NUG nên được mời.

"ASEAN không thể thảo luận thỏa đáng về tình hình ở Myanmar nếu không nghe và nói chuyện với NUG. ASEAN phải làm rõ rõ ràng rằng Thượng tướng Min Aung Hlaing không ở đó với tư cách là đại diện của nhân dân Myanmar, những người hoàn toàn bác bỏ chính sách man rợ của ông ấy", các nghị sĩ ASEAN về nhân quyền tuyên bố.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyên ASEAN nên rút lại lời mời ngay lập tức với lãnh đạo quân đội Myanmar.

"Min Aung Hlaing, người phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế vì vai trò của ông trong các hành động tàn bạo quân sự và đàn áp tàn bạo những người biểu tình ủng hộ dân chủ, không nên được hoan nghênh tại một cuộc họp liên chính phủ để giải quyết cuộc khủng hoảng mà ông tạo ra", Brad Adams, Giám đốc khu vực Châu Á tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết.

Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar - Christine Schraner Burgener sẽ bay đến Jakarta hôm 22.4 để gặp các quan chức cấp cao của các quốc gia Đông Nam Á đang tìm kiếm con đường chấm dứt đổ máu sau cuộc đảo chính ở Myanmar, theo ba nguồn thạo tin cho biết.

Bà Christine Schraner Burgener sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm 24.4 mà nhằm tổ chức các cuộc họp bên lề sự kiện.

Trong khi đó, Zaw Wai Soe, Bộ trưởng công đoàn của NUG kêu gọi quân nhân hợp tác với dân thường và cứu người Myanmar. Trong bài đăng trên mạng xã hội, Zaw Wai Soe kêu gọi quân nhân lật đổ các nhà độc tài quân sự, nói rằng họ từng biến Myanmar thành "quốc gia nghèo nhất thế giới với ít dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục nhất" trong cuộc nội chiến.

Bài liên quan
Chính phủ Thống nhất Quốc gia ra đời chống quân đội Myanmar, 23.184 tù nhân được thả dịp năm mới
Chính quyền quân sự Myanmar đã thả 23.184 tù nhân từ các nhà tù trên khắp đất nước hôm 17.4 theo lệnh ân xá năm mới, một phát ngôn viên của Bộ Trại giam cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ Thống nhất Quốc gia kêu gọi quân nhân Myanmar lật đổ Thống tướng Min Aung Hlaing cứu dân