Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu hụt chip toàn cầu trầm trọng như hiện nay bắt nguồn từ việc chính quyền Trump trừng phạt Huawei và SMIC. Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc về vị trí dẫn đầu công nghệ bán dẫn khiến họ phải phụ thuộc vào Đài Loan.

Vì cuộc chiến giành vị trí dẫn đầu công nghệ bán dẫn, Mỹ và Trung Quốc phải phụ thuộc vào Đài Loan

Nhân Hoàng | 28/03/2021, 21:00

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu hụt chip toàn cầu trầm trọng như hiện nay bắt nguồn từ việc chính quyền Trump trừng phạt Huawei và SMIC. Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc về vị trí dẫn đầu công nghệ bán dẫn khiến họ phải phụ thuộc vào Đài Loan.

Sáng 5.3.2021, một máy bay tư nhân đã bay vào sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan ở thành phố Đào Viên, nằm ở phía tây bắc hòn đảo.

Vừa xuống máy bay, Giám đốc điều hành HP - Enrique Lores, người đặc biệt được miễn trừ 2 tuần cách ly bắt buộc với khách đến Đài Loan, ngay lập tức bắt tay vào làm việc.

Sau khi nhận được một bài kiểm tra tối thiểu với COVID-19, ông Enrique Lores đã gặp một nhóm các nhà lãnh đạo cấp cao của các nhà sản xuất chip Đài Loan và thúc giục họ nhanh chóng cung cấp các thiết bị bán dẫn cho HP - nhà sản xuất máy tính Mỹ. Enrique Lores chỉ dành vài giờ ở Đài Loan trong chuyến thăm khẩn cấp bí mật này, được thực hiện trong bối cảnh lo ngại nghiêm trọng về tình trạng thiếu chip máy tính trên toàn cầu.

vi-cuoc-chien-gianh-vi-tri-dan-dau-cong-nghe-ban-dan-my-va-trung-quoc-phai-phu-thuoc-dai-loan-anh3(1).jpg
Giám đốc điều hành HP - Enrique Lores

Cuộc khủng hoảng chip là hậu quả của quyết định được đưa ra vào tháng 5.2020 từ chính quyền Donald Trump nhằm ngăn chặn các công ty trên khắp thế giới sử dụng máy móc và phần mềm do Mỹ sản xuất để thiết kế hoặc cung cấp chip cho Huawei hoặc các thực thể của công ty Trung Quốc. Lệnh này bắt đầu có hiệu lực trong tháng 9.2020.

Huawei đã dựa vào công nghệ Mỹ để sản xuất chip cho smartphone và máy tính bảng của mình.

Hành động của chính quyền Trump về việc cấm các công ty Mỹ có công nghệ nhạy cảm giao dịch với Huawei mà không xin phép Bộ Thương mại trước, rõ ràng sẽ khiến nhà sản xuất Trung Quốc khó đảm bảo nguồn cung cấp thiết bị bán dẫn tối tân từ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới ở Đài Loan.

Huawei đã sử dụng "tất cả tiền bạc và sức mạnh" mua càng nhiều chip càng tốt từ TSMC để tích trữ hàng tồn kho của mình khi chuẩn bị cho tác động của lệnh cấm khi nó có hiệu lực vào tháng 9.2020, theo một nhà lãnh đạo ngành.

Việc mua chip của Huawei cuối cùng đã dẫn đến tình trạng thiếu chip trầm trọng. Sau khi quy định mới cấm Huawei sử dụng công nghệ và phần mềm Mỹ có hiệu lực, ngày 25.9, Bộ Thương mại Mỹ đã hướng dẫn các công ty nước này nộp đơn xin giấy phép vận chuyển một số mặt hàng được kiểm soát cho Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc.

Trong một bức thư ngày 25.9, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ cho biết đã xác định rằng hàng xuất khẩu cho SMIC hoặc các công ty con của nó "có thể gây ra rủi ro không thể chấp nhận được là chuyển hướng sang mục đích quân sự ở Trung Quốc".

Bức thư này khiến các nhà sản xuất chip Mỹ nhận thức được mức độ nghiêm trọng với việc chính phủ trừng phạt lĩnh vực bán dẫn Trung Quốc, thúc đẩy các nhà lãnh đạo cấp cao của họ đến thăm Đài Loan, nơi có nhiều nhà sản xuất chip cạnh tranh, để đảm bảo nguồn cung.

Các hành động của chính quyền Trump chống lại Huawei và SMIC đã gây ra sự tập trung sản xuất chip ở Đài Loan, tạo sự không chắc chắn và gián đoạn cho chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Sự thiếu hụt đặc biệt gây khó khăn cho các hãng ô tô vì việc sản xuất xe dựa vào hàng chục chip máy tính cho các bộ phận điện tử điều khiển động cơ, hộp số và các hệ thống khác.

Sự thiếu hụt chip đã buộc Ford Motor phải thông báo cắt giảm sản lượng lên tới 20% vào đầu năm nay. Đầu tháng 2.2021, General Motors cho biết cuộc khủng hoảng này có thể khiến hãng mất 2 tỉ USD lợi nhuận năm nay.

Trong các động thái bất thường, Chính phủ Nhật Bản, Mỹ và Đức đã kêu gọi Đài Loan tăng sản lượng chip, song mọi thứ hầu như không trở nên tốt hơn. Phòng Thương mại Mỹ, Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn và 15 nhóm kinh doanh khác đã gửi một lá thư vào ngày 18.2.2021 cho chính quyền Biden, kêu gọi họ hành động nhanh chóng để giải quyết thách thức.

Sự thiếu hụt các thành phần thiết yếu cho ô tô, smartphone và các thiết bị điện tử khác đang đặt ra thách thức sớm với lời hứa của Tổng thống Joe Biden về việc vực dậy lĩnh vực sản xuất chip đang suy sụp vì đại dịch COVID-19.

6 ngày sau khi bức thư được gửi đi, ông Biden đã ký một lệnh hành pháp để giải quyết tình trạng thiếu hụt chip. Cho thấy một con chip bán dẫn nhỏ bé bị kẹp giữa các ngón tay trước khi ký lệnh hàng pháp, ông Biden nói nguồn cung bị hạn chế "đã gây ra sự chậm trễ trong sản xuất ô tô khiến công nhân Mỹ bị giảm giờ làm".

vi-cuoc-chien-gianh-vi-tri-dan-dau-cong-nghe-ban-dan-my-va-trung-quoc-phai-phu-thuoc-dai-loan-2-3.jpg
Tổng thống Joe Biden phát biểu về tình trạng thiếu chip toàn cầu trước khi ký lệnh hành pháp vào ngày 24.2

Lệnh này được thiết kế để giải quyết các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của Mỹ trên các lĩnh vực quan trọng và kêu gọi đánh giá trong 100 ngày với các sản phẩm chính, bao gồm cả chất bán dẫn và pin tiên tiến được sử dụng trong ô tô điện.

Biden cũng cho biết ông sẽ tìm kiếm 37 tỉ USD tài trợ cho luật để tăng cường sản xuất chip ở Mỹ, bao gồm cả quỹ cho nhà máy mới của TSMC tại nước này.

Thế nhưng, TSMC không phải là công ty duy nhất quan trọng trong chiến lược của chính quyền Biden trong việc ứng phó với thách thức từ Trung Quốc về vị thế công nghệ tối cao của Mỹ.

Không lâu trước khi ông Biden ký lệnh hành pháp, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã nói chuyện qua điện thoại với Geoffrey van Leeuwen, cố vấn đối ngoại và quốc phòng của Thủ tướng Hà Lan. Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Emily Horne chỉ nói rằng hai quan chức đã "thảo luận về sự hợp tác chặt chẽ về các công nghệ tiên tiến và an ninh mạng".

Một quan chức chính quyền Mỹ nói rằng đó là về ASML Holding (Hà Lan), nhà sản xuất hệ thống quang khắc hàng đầu thế giới để sản xuất chip.

TSMC và ASML là hai đối thủ cạnh tranh nhất trong lĩnh vực bán dẫn thế giới hiện nay. Nhà lãnh đạo cấp cao của một hãng sản xuất thiết bị bán dẫn Nhật Bản từng kinh doanh với cả hai công ty cho biết: “Intel và Mỹ đã không coi trọng năng lực công nghệ của họ và kết quả đã mất vị trí dẫn đầu về công nghệ trong vài năm qua. Hai công ty này giờ đã vượt xa đến mức không thể đuổi kịp họ”.

vi-cuoc-chien-gianh-vi-tri-dan-dau-cong-nghe-ban-dan-my-va-trung-quoc-phai-phu-thuoc-dai-loan-1-.jpg
vi-cuoc-chien-gianh-vi-tri-dan-dau-cong-nghe-ban-dan-my-va-trung-quoc-phai-phu-thuoc-dai-loan-2-.jpg
TSMC và ASML dẫn đầu trong lĩnh vực bán dẫn hiện nay

Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ Nhân tạo, do cựu Chủ tịch Google - Eric Schmidt dẫn đầu, đã công bố báo cáo lớn vào ngày 1.3.2021 khuyến nghị kiềm chế khả năng mua sắm thiết bị sản xuất cần thiết để chế tạo chip điện toán tiên tiến của Trung Quốc.

Báo cáo cho rằng việc Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào Đài Loan về các thiết bị bán dẫn là rất nguy hiểm khi Trung Quốc đang đe dọa hòn đảo này.

Trớ trêu thay, cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc về vị trí dẫn đầu công nghệ bán dẫn đã khiến họ phải phụ thuộc vào Đài Loan để có được những con chip tiên tiến.

Sự thiếu hụt chip đặt ra thách thức chính sách nghiêm trọng với cả Mỹ và Trung Quốc vào thời điểm khi việc mở rộng sử dụng công nghệ AI được dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu về các thiết bị bán dẫn tiên tiến trong những năm tới.

Bài liên quan
ByteDance, Baidu, Alibaba đua nhau phát triển chip sau khi chính quyền Trump trừng phạt Huawei
ByteDance, chủ sở hữu TikTok, đang lên kế hoạch phát triển chất bán dẫn, theo thông tin tuyển dụng của công ty này và một nguồn tin Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì cuộc chiến giành vị trí dẫn đầu công nghệ bán dẫn, Mỹ và Trung Quốc phải phụ thuộc vào Đài Loan