Tổng thống Putin yêu cầu các quan chức bắt đầu triển khai tiêm vắc xin hàng loạt chống lại COVID-19 vào tuần tới.

Nga hơn 2,34 triệu ca mắc COVID-19, ông Putin ra lệnh tiêm vắc xin hàng loạt tuần tới

Nhân Hoàng | 02/12/2020, 21:20

Tổng thống Putin yêu cầu các quan chức bắt đầu triển khai tiêm vắc xin hàng loạt chống lại COVID-19 vào tuần tới.

Hôm 2.12, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho các nhà chức trách bắt đầu triển khai tiêm chủng đại trà chống lại COVID-19 ở Nga từ tuần tới.

Hãy đồng ý về điều này. Bà sẽ không báo cáo với tôi vào tuần tới, nhưng bà sẽ bắt đầu tiêm chủng hàng loạt... Chúng ta hãy bắt tay vào việc này”, ông Putin nói với Phó Thủ tướng Tatiana Golikova.

Bà Tatiana Golikova là người lãnh đạo nhóm chuyên trách chống dịch COVID-19 của Nga. 

Tổng thống Putin lưu ý giáo viên và y bác sĩ sẽ là những người đầu tiên được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ông tiết lộ "hơn 2 triệu liều vắc xin đã được sản xuất hoặc sẽ được sản xuất vài ngày tới".

Hiện Nga ghi nhận 2.347.401 ca mắc COVID-19 với 41.053 người chết và 1.830.349 trường hợp phục hồi. Số ca mắc COVID-19 mới hàng ngày ở Nga lên đến hàng chục ngàn.

putin-yeu-cau-tiem-vac-xin-hang-loat-tuan-toi.jpg
Ông Putin ra lệnh tiêm vắc xin Sputnik V hàng loạt tuần tới sau khi Nga ghi nhận hơn 2,34 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 41.000 người chết

Hôm 25.11, Nga công bố vắc xin COVID-19 mang tên Sputnik V đạt hiệu quả 95%.

Phân tích 39 trường hợp sau 28 ngày tiêm mũi thứ nhất, nhóm phát triển Sputnik V ghi nhận hiệu quả vào khoảng 91,4%. Đến 42 ngày sau (đã tiêm mũi thứ hai) thì tỷ lệ này tăng lên hơn 95% nhưng chưa rõ số trường hợp xem xét.

Theo Giám đốc Viện nghiên cứu Gamaleya (Nga) - Alexander Gintsburg: “Cơ thể tình nguyện viên có phản ứng nhất định với cả hai liều. Mức độ hiệu quả sau 3 tuần tiêm mũi thứ hai có thể cao hơn nữa”.

Bộ Y tế Nga, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cùng Viện Gamaleya cho biết có 22.000 tình nguyện viên tiêm liều thứ nhất, 19.000 tình nguyện viên tiêm đủ hai liều. Thử nghiệm ngoài nước đang diễn ra ở UAE, Venezuela, Belarus,…

Sputnik V có thể được tung ra thị trường quốc tế với giá dưới 10 USD/2 liều, chỉ cần bảo quản ở 2 - 8 độ C thay vì nhiệt độ âm như nhiều loại vắc xin khác.

putin-yeu-cau-tiem-vac-xin-hang-loat-tuan-toi1.jpg
Anh là nước đầu tiên phê duyệt vắc xin COVID-19 của Pfizer và BioNTech

Ngày 2.12, Anh trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 do hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) hợp tác phát triển.

Ủy ban vắc xin của Anh sẽ quyết định nhóm dân số nào sẽ được ưu tiên tiêm trước (có thể là nhân viên viện dưỡng lão, nhân viên y tế, người già,…). Bộ trưởng Y tế Matt Hancock ca ngợi đây là tin vui và cho biết các bệnh viện đều đã sẵn sàng tiếp nhận vắc xin.

Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla gọi quyết định trên là dấu mốc lịch sử cho cuộc chiến chống COVID-19. Công ty mong sản phẩm sẽ được phê duyệt ở nước khác nữa.

Pfizer đang xin phép tiếp thị đầy đủ từ Anh cho vắc xin COVID-19 của mình khi chuẩn bị cung cấp vào cuối tuần những mũi tiêm đầu tiên.

Berkeley Phillips, Giám đốc y tế của Pfizer UK, cho biết đơn xin phê duyệt hoàn toàn song song với việc sử dụng khẩn cấp.

Berkeley Phillips cho biết các cơ quan quản lý sẽ xem xét cùng một dữ liệu được cung cấp cho việc sử dụng khẩn cấp bởi Pfizer và đối tác BioNTech để phê duyệt đầy đủ. Ông không nói khi nào quyết định đó có thể đến.

Berkeley Phillips nói việc giao vắc xin đến Anh không thể bắt đầu cho đến khi các cơ quan quản lý đưa ra quyết định. Các cơ quan quản lý sẽ đánh giá chất lượng từng lô vắc xin.

Hôm 18.11, Pfizer công bố dữ liệu cho thấy vắc xin ngừa COVID-19 của mình đạt hiệu quả 95%.

Pfizer dự kiến sản xuất khoảng 50 triệu liều trong 2020 rồi 1,3 tỉ liều vào năm tới. Nếu được cấp phép, sản phẩm sẽ được phân bổ theo tỷ lệ giữa các quốc gia đã đặt hàng. Mỗi người cần tiêm 2 liều cách nhau 21 ngày.

Ngoài Anh, Pfizer cũng xin cấp phép sử dụng tại Mỹ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thông báo ủy ban vắc xin của họ sẽ nhóm họp vào ngày 10.12 để bàn luận chuyện này.

Theo Reuters, Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý trả 15,5 euro (18,34 USD) mỗi liều vắc xin COVID-19 do Pfizer và BioNTech phát triển. Điều đó có nghĩa là giá tổng cộng lên tới 3,1 tỉ euro (3,7 tỉ USD) cho 200 triệu liều, tăng lên 4,65 tỉ euro nếu mua thêm 100 triệu liều với tùy chọn khác theo thỏa thuận.

Thông tin về giá cả xác nhận rằng EU đang trả cho mỗi liều thấp hơn Mỹ cho nguồn cung cấp vắc xin đó ban đầu.

Người yêu cầu giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề cho hay, thỏa thuận bao gồm một khoản bảo hiểm cho các nước EU để được bồi thường nếu hai công ty chuyển hướng sang Mỹ.

Hãng dược Pfizer cho biết họ và BioNTech đang sử dụng công thức định giá theo cấp độ dựa trên khối lượng, ngày giao hàng và thỏa thuận với EU là đơn đặt hàng ban đầu lớn nhất cho vắc xin của họ cho đến nay.

Chúng tôi không tiết lộ thêm chi tiết về thỏa thuận này”, Pfizer nói thêm.

Bài liên quan
Brazil hơn 6,2 triệu ca COVID-19, Tổng thống Bolsonaro chặn mua vắc xin Trung Quốc, nói không tiêm
Tối 26.11, Tổng thống Brazil - Jair Bolsonaro cho biết sẽ không tiêm vắc xin COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga hơn 2,34 triệu ca mắc COVID-19, ông Putin ra lệnh tiêm vắc xin hàng loạt tuần tới