Trung Quốc vẫn không chịu thừa nhận thành phố Vũ Hán dẫn đến sự bùng phát COVID-19 toàn cầu khi nói WHO cũng phải điều tra ở nơi khác.

Trung Quốc ngoan cố, WHO chịu áp lực khi điều tra nguồn gốc COVID-19 vì tweet từ Ngoại trưởng Mỹ

Nhân Hoàng | 13/01/2021, 18:41

Trung Quốc vẫn không chịu thừa nhận thành phố Vũ Hán dẫn đến sự bùng phát COVID-19 toàn cầu khi nói WHO cũng phải điều tra ở nơi khác.

Nhóm 15 thành viên nhà khoa học quốc tế từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ bắt đầu truy tìm nguồn gốc của COVID-19 ở Trung Quốc vào 14.1, ngay cả khi chính quyền Bắc Kinh đề nghị họ cũng nên xem xét ở các nước khác.

Đề xuất này phản ánh quan điểm lâu nay của Trung Quốc rằng coronavirus, đã lây nhiễm cho hơn 92 triệu người và gây ra gần 2 triệu ca tử vong trên cầu, có thể không bắt nguồn từ Vũ Hán.

Suy nghĩ này có thể kiểm tra sự hợp tác của Trung Quốc với nhóm nhà khoa học gồm 15 thành viên, những người đã bị giới chức nước này hoãn chuyến thăm mà không rõ lý do.

WHO cho biết các nghiên cứu sẽ bắt đầu ở Vũ Hán khi các nhà khoa học tìm cách xác định nguồn gốc của căn bệnh với sự hợp tác từ các đối tác Trung Quốc.

"Bằng chứng khoa học sẽ thúc đẩy giả thuyết, sau đó sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu dài hạn hơn nữa", Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hôm 11.1.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 12.1 đã xác nhận rằng nhóm nghiên cứu, gồm cả các chuyên gia từ Đức và Đan Mạch, sẽ bay đến Vũ Hán từ điểm tổ chức ở Singapore.

Trung Quốc cho biết cả hai bên đạt được sự đồng thuận cơ bản về cách thức tiến hành sứ mệnh nhưng có sự dè dặt trong việc Vũ Hán được coi là nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

"Khi những biến thể mới xuất hiện, kiến ​​thức của thế giới về vi rút ngày càng sâu và nhiều trường hợp mắc bệnh sớm hơn được tìm thấy khiến khả năng cao là việc truy tìm nguồn gốc sẽ liên quan đến nhiều quốc gia và địa phương. WHO sẽ cần phải có những chuyến thăm tương tự tới các quốc gia và khu vực khác khi có nhu cầu", ông Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói hôm 11.1.

Dù không loại trừ điều này nhưng WHO khẳng định sẽ bắt đầu từ Vũ Hán, “nơi một đợt bùng phát lớn đã xảy ra", Marion Koopmans (thành viên của nhóm WHO) nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc CGTN hôm 11.1.

trung-quoc-ngoan-co-who-chiu-ap-luc-khi-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-vi-tweet-cua-ngoai-truong-my2.jpg
Trung Quốc vẫn không thừa nhận COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán khi nhóm của WHO bắt đầu điều tra

Là chuyên gia về vi rút tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus (Hà Lan), Marion Koopmans được biết đến với việc giúp theo dõi đợt bùng phát coronavirus vào năm ngoái tại các trang trại nuôi chồn hương nước này. Không giống như hai chuyến thăm của WHO tới Trung Quốc vào năm ngoái, chỉ tập trung vào các trường hợp địa phương, Marion Koopmans nói lần này các chuyên gia sẽ kiểm tra thông tin đã được WHO cùng Trung Quốc thu thập để giúp xác định nguồn gốc vi rút và sự tiến triển của nó thành đại dịch.

"Phát hiện từ các nghiên cứu ở Trung Quốc có thể dẫn đến công việc tương tự ở các nước khác dưới sự bảo trợ của WHO", Giám đốc điều hành WHO - Michael Ryan nói hôm 11.1.

Chuyến thăm diễn ra sau khi Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ sự thất vọng vào tuần trước về sự chậm trễ của các quan chức Trung Quốc trong việc cấp cho nhóm WHO quyền tiếp cận cần thiết. Sự chậm trễ này gây ra những lời chỉ trích WHO từ Mỹ, làn sóng mới nhất xuất hiện trong hai bài đăng trên Twitter hôm 12.1 của Ngoại trưởng Mike Pompeo, người cáo buộc WHO "bị ảnh hưởng của Trung Quốc làm tha hóa, dẫn đến thất bại thảm hại trong việc đối phó với COVID -19".

Cụ thể hơn, ông Mike Pompeo viết: “WHO đã bị ảnh hưởng của Trung Quốc làm tha hóa và bị mua rẻ. Các nhà điều tra của WHO vẫn không thể tiếp cận Vũ Hán - một năm sau khi các trường hợp đầu tiên được báo cáo? Điều gì xảy ra khi Trung Quốc tiếp quản một cơ quan của Liên Hợp Quốc? Hãy nói về WHO và sự thất bại thảm hại của cơ quan đó trong việc đối phó với COVID-19, cũng như họ đã thất bại trong việc đối phó với SARS”. Kèm theo đó là ảnh Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình bắt tay với Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus và hastag #ChinaLiedMillionsDied (có nghĩa là “Trung Quốc nói dối, hàng triệu người chết”).

trung-quoc-ngoan-co-who-chiu-ap-luc-khi-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-vi-tweet-cua-ngoai-truong-my-1.jpg
trung-quoc-ngoan-co-who-chiu-ap-luc-khi-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-vi-tweet-cua-ngoai-truong-my.jpg
Hai tweet chỉ trích WHO và Trung Quốc của Ngoại trưởng Mike Pompeo

Trung Quốc đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh về số ca mắc COVID-19 ở địa phương kể từ đầu tháng 1.2021. Trung Quốc đã ghi nhận 103 ca mắc COVID-19 vào ngày 10.1, cao nhất kể từ tháng 7, chủ yếu ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc nước này.

Các trường hợp mắc COVID-19 gần đây khiến nhà chức trách hoang mang vì họ đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát lẻ tẻ thông qua thử nghiệm hàng loạt và phong tỏa mục tiêu mà không cản trở hoạt động kinh tế.

Chính phủ Trung Quốc hiện sử dụng các biện pháp khắc nghiệt hơn, bao gồm việc di dời khoảng 20.000 dân làng khỏi thị Tăng Thôn, quận Cảo Thành, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc vào ngày 11.1. Vị trí gần Bắc Kinh của tỉnh Hà Bắc khiến giới chức cảnh giác cao độ.

Ngoài ra, mùa du lịch xuân đang đến gần và hàng triệu người dự kiến ​​sẽ thực hiện các chuyến đi trong khoảng thời gian 40 ngày bắt đầu từ ngày 28.1.

Bài liên quan
Đài Loan chỉ trích WHO bỏ bê sức khỏe, nhân quyền của 23,5 triệu người vì nghe lời Trung Quốc
Đài Loan vẫn chưa nhận được lời mời tham dự cuộc họp quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tuần này, dự kiến ​​sẽ tập trung vào đại dịch COVID-19, do sự cản trở từ Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ngoan cố, WHO chịu áp lực khi điều tra nguồn gốc COVID-19 vì tweet từ Ngoại trưởng Mỹ