Hans Kluge, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu, cảnh báo điều này hôm 21.12.

WHO: ‘Cơn bão Omicron sẽ đẩy các hệ thống y tế đang căng thẳng đến bờ vực thẳm’

Sơn Vân | 22/12/2021, 15:13

Hans Kluge, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu, cảnh báo điều này hôm 21.12.

Singapore đình chỉ hoạt động du lịch không cách ly và Úc thúc đẩy việc tiêm vắc xin COVID-19 khi số ca nhiễm Omicron tăng cao chỉ vài ngày trước Giáng sinh. Một số nước phải áp dụng các biện pháp hạn chế mới và xúc tiến tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường.

Các chính phủ trên toàn cầu đã thắt chặt các hạn chế về tính di chuyển trong xã hội và đưa ra lời khẩn thiết kêu gọi người dân tiêm vắc xin khi Omicron đang dần trở thành biến thể SARS-CoV-2 chiếm ưu thế, làm thay đổi các kế hoạch mở cửa trở lại mà nhiều người từng hy là sự khởi đầu của kỷ nguyên hậu đại dịch vào năm 2022.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, Singapore sẽ đóng băng tất cả đợt bán vé mới cho các chuyến bay và xe buýt theo chương trình để đi lại không có cách ly vào nước này từ ngày 23.12.2021 đến 20.1.2022, với lý do rủi ro từ Omicron đang lan nhanh.

"Các biện pháp biên giới sẽ giúp chúng tôi có thời gian để nghiên cứu và hiểu rõ về biến thể Omicron, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ, bao gồm cả nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe và đưa nhiều người hơn đi tiêm vắc xin cũng như nhận mũi tăng cường", Bộ Y tế Singapore cho biết.

Tại Hồng Kông, hãng Cathay Pacific Airways sẽ hủy một số chuyến bay chở khách vào tháng 1.2022 sau khi trung tâm tài chính châu Á thắt chặt các quy định cách ly do biến thể Omicron.

Nhật Bản báo cáo ba ca nhiễm Omicron trong cộng đồng đầu tiên hôm 22.12.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản - Shigeyuki Goto cho biết 3 ca nhiễm biến thể Omicron ở quận Osaka là trường hợp trong cộng đồng vì con đường lây nhiễm không rõ ràng.

Thống đốc Osaka, Hirofumi Yoshimura, nói ba ca nhiễm Omicron từ cùng một gia đình và không ai đi du lịch nước ngoài.

"Tôi tin rằng đây được coi là trường hợp lây truyền cộng đồng. Tôi nghĩ đây sẽ là trường hợp đầu tiên ở quận Osaka  và đầu tiên trong cả nước", ông Hirofumi Yoshimura cho hay.

Khi lo ngại về Omicron ngày càng tăng, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã thắt chặt các hạn chế về biên giới và hứa sẽ tăng tốc các đợt tiêm mũi vắc xin tăng cường.

Thủ tướng Nhật Bản - Fumio Kishida cho biết các biện pháp kiểm soát biên giới  sẽ vẫn được duy trì trong thời gian tới.

Nhật Bản đã ghi nhận tổng cộng 1,73 triệu ca COVID-19 với 18.391 người chết, nhưng tỷ lệ lây nhiễm đang giảm.

Trong khi Ấn Độ kêu gọi các bang chuẩn bị cho sự gia tăng ca COVID-19 và cho phép họ áp đặt các hạn chế với đám đông cũng như việc tụ tập lớn. Các ca nhiễm Omicron ở Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi trong tuần qua.

Tổng thống Mỹ - Joe Biden hôm 21.12 đã hứa hẹn tăng 500 triệu kit xét nghiệm nhanh miễn phí và cảnh báo 1/4 số người trưởng thành chưa tiêm vắc xin rằng lựa chọn của họ có thể là "sự khác biệt giữa sự sống và cái chết".

Để đối phó với Omicron, một số quốc gia cũng đang tìm cách rút ngắn thời gian giữa liều vắc xin thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, các nước chưa vội áp dụng phong tỏa như trong thời gian biến thể Delta lan rộng đầu năm nay, vì sẽ khiến người dân mệt mỏi và bất bình.

Hôm 22.12, Thủ tướng Úc - Scott Morrison công bố việc tài trợ tiêm vắc xin cho các phòng khám và nhà thuốc. Ông cũng kêu gọi các bang mở lại hàng trăm trung tâm tiêm chủng để đẩy nhanh việc triển khai tiêm mũi vắc xin thứ ba.

Các nhà lãnh đạo liên bang và tiểu bang Úc đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp của Nội các hôm 22.12 để thảo luận về số ca COVID-19 gia tăng, vốn đang gây căng thẳng cho cơ sở thử nghiệm.

Hôm 22.12, Úc lần đầu tiên báo cáo hơn 5.000 ca COVID-19 hàng ngày trong đại dịch, với phần lớn trường hợp ở bang đông dân nhất là New South Wales và Victoria.

Bất chấp việc Omicron lây lan nhanh, Thủ tướng Scott Morrison nói sẽ không áp dụng việc phong tỏa nghiêm ngặt trở lại.

who-con-bao-omicron-se-day-cac-he-thong-y-te-dang-cang-thang-den-bo-vuc-tham.jpg
Bác sĩ Ruxandra Divan đang điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Dân sự Colmar ở Pháp ngày 15.12 - Ảnh: Reuters

Đã có sự phản đối với quy định mới ở Hàn Quốc, nơi các nhà chức trách thông báo hạn chế tụ tập và thời gian hoạt động của các nhà hàng, quán cà phê, quán bar.

Trong khi các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ rộng rãi với các biện pháp mới của Hàn Quốc, một số doanh nghiệp nhỏ phàn nàn rằng các hạn chế khiến họ thừa nhân lực vì đã chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ theo những quy định lỏng lẻo hơn.

Các hiệp hội nhà hàng và doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc ban hành tuyên bố phản đối quyết định mới và kêu gọi bồi thường, với một trong các nhóm thề sẽ tổ chức cuộc biểu tình hôm 22.12.

‘Cơn bão do Omicron đẩy các hệ thống y tế đang căng thẳng đến bờ vực thẳm

Hans Kluge, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu, hôm 21.12 cảnh báo về “một cơn bão do Omicron gây ra sẽ đẩy các hệ thống y tế vốn đang căng thẳng đến bờ vực thẳm".

Đức, Scotland, Ireland, Hà Lan và Hàn Quốc nằm trong số các quốc gia đã áp dụng lại các biện pháp phong tỏa một phần, phong tỏa toàn quốc hoặc các biện pháp làm mất cân bằng xã hội trong những ngày gần đây.

Thủ tướng Boris Johnson cho biết sẽ không giới thiệu các biện pháp ngăn chặn COVID-19 mới ở Anh trước Giáng sinh, nhưng cảnh báo chính phủ có thể cần phải hành động sau đó.

Các chính phủ đã tăng cường nỗ lực tiêm vắc xin COVID-19 và điều trị. Trong đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sắp cấp phép thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer và Merck, trang Bloomberg News đưa tin.

Nếu FDA cấp phép, thuốc Molnupiravir của Merck & Co và Paxlovid của Pfizer có thể được bác sĩ kê đơn và bệnh nhân mua tại hiệu thuốc địa phương để giảm nguy cơ bị COVID-19 nặng.

Tiến sĩ Roy M. Gulick, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện New York-Presbyterian, cho biết: “Trong các nghiên cứu lâm sàng ban đầu, cả hai loại thuốc đều chứng minh giảm đáng kể sự phát triển COVID-19 ở những bệnh nhân có nguy cơ cao”.

Cả Pfizer và Merck & Co đều nhấn mạnh rằng thuốc của họ có thể có hiệu quả chống lại biến thể Omicron.

Hai loại thuốc uống điều trị COVID-19 tại nhà này có thể được bán sớm nhất vào tháng 1.2022.

Molnupiravir có thể giảm 30% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do COVID-19.

Hôm 14.12, Pfizer công bố dữ liệu cuối cùng về Paxlovid. Kết quả cập nhật của Pfizer với Paxlovid cho thấy nó giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong nếu đưa cho những người lớn có nguy cơ cao uống trong vòng vài ngày kể từ khi họ có triệu chứng đầu tiên.

Pfizer hy vọng cuối cùng có thể cung cấp những viên thuốc Paxlovid để mọi người có thể uống tại nhà trước khi họ phát bệnh COVID-19 đến mức phải đến bệnh viện. Paxlovid kết hợp một loại thuốc kháng vi rút mới có tên nirmatrelvir và một loại cũ hơn gọi là ritonavir (thuốc kháng retrovirus được dùng cùng các loại thuốc khác để điều trị HIV).

Sau một tháng theo dõi, nghiên cứu đã phát hiện ra 5 trường hợp nhập viện và không có trường hợp tử vong nào trong số 697 người dùng thuốc Paxlovid trong vòng 3 ngày đầu kể khi có triệu chứng COVID-19. Trong số 682 người dùng giả dược, 44 người phải nhập viện, trong đó có 9 người tử vong. Tất cả những người trưởng thành trong nghiên cứu này đều chưa tiêm vắc xin.

Nếu uống Paxlovid trong vòng 5 ngày đầu khi có triệu chứng, hiệu quả là 88%.

Nghiên cứu cũng cho thấy "lượng vi rút giảm khoảng 10 lần ở ngày thứ 5, so với giả dược".

"Điều này nhấn mạnh tiềm năng cứu sống bệnh nhân trên khắp thế giới của phương pháp điều trị này, dù họ đã được tiêm vắc xin hay chưa. Các biến thể mới nổi đáng lo ngại, như Omicron, đã làm trầm trọng thêm nhu cầu về các lựa chọn điều trị có thể tiếp cận được với những người nhiễm vi rút và chúng tôi tin tưởng rằng, nếu được cấp phép, phương pháp điều trị tiềm năng này có thể là một công cụ quan trọng giúp dập tắt đại dịch", ông Bourla, tuyên bố.

Israel sẽ cung cấp liều vắc xin Pfizer thứ tư cho những người trên 60 tuổi. Động thái này diễn ra sau khi người đàn ông 60 tuổi có bệnh nền và đã tiêm hai mũi vắc xin COVID-19 tử vong do biến thể Omicron.

Các nhà hoạch định chính sách đang giải quyết tác động kinh tế có thể đến từ những đợt bùng phát dịch mới, với việc Anh tuyên bố hỗ trợ 1 tỉ bảng Anh (1,3 tỉ USD) cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Omicron.

Vẫn chưa biết nhiều về mức độ nghiêm trọng của bệnh do Omicron gây ra, các doanh nghiệp cũng lo lắng về việc phải hủy hàng loạt các sự kiện bán vé lớn trong năm mới.

Amazon, Meta Platforms (công ty mẹ Facebook), Twitter và Pinterest sẽ bỏ qua Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) ở thành phố Las Vegas, bang Nevada, Mỹ vào tháng 1.202ừ.

Liên đoàn khúc côn cầu Bắc Mỹ sẽ không cử các VĐV của mình tham gia thi đấu giải khúc côn cầu nam trên băng tại Olympic mùa đông Bắc Kinh năm 2022 do lo ngại COVID-19, ESPN đưa tin.

Điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các cầu thủ của giải đấu trong đội khúc côn cầu trên băng của Mỹ và Canada, mà còn những người trong đội Olympic của Thụy Điển, Phần Lan, Đức.

Bài liên quan
Moderna phát triển vắc xin đặc trị Omicron trong vài tuần tới, 80% ca nhiễm Omicron ở Ấn Độ không có triệu chứng
Moderna cho rằng không có bất kỳ vấn đề gì trong việc phát triển mũi vắc xin tăng cường để bảo vệ chống lại biến thể Omicron và có thể bắt đầu làm điều đó trong vòng vài tuần nữa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO: ‘Cơn bão Omicron sẽ đẩy các hệ thống y tế đang căng thẳng đến bờ vực thẳm’